Đà Nẵng lập Ban chỉ huy tiền phương “giải cứu” cá sạch

Ngoài lập ban chỉ huy tiền phương do Giám đốc Sở NN-PTNT làm chỉ huy trưởng, Đà Nẵng còn huy động Bộ đội biên phòng vào cuộc quản lý việc đánh bắt hải sản trong thời điểm hiện nay, thực hiện khẩn trương một số biện pháp để hỗ trợ ngư dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tiêu thụ hải sản sạch.
Quan chức Đà Nẵng ăn cá hấp ngay tại bến để kêu gọi người dân bình tĩnh, vượt qua khủng hoảng
Quan chức Đà Nẵng ăn cá hấp ngay tại bến để kêu gọi người dân bình tĩnh, vượt qua khủng hoảng

Sáng 1.5, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đã chủ trì họp với các ngành và kết luận thực hiện khẩn trương một số biện pháp để hỗ trợ ngư dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tiêu thụ hải sản sạch.

Theo đó, các cơ quan chức năng được giao tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp hải sản đến thành phố Đà Nẵng.

Lần đầu tiên, Đà Nẵng thành lập Ban chỉ huy tiền phương do ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở NN-PTNT làm chỉ huy trưởng đóng tại cảng cá Thọ Quang để trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong vịêc tổ chức thu mua, cung cấp hải sản sạch, kiểm tra chất lượng hải sản trước khi đưa ra thị trường.

Ban quản lý cảng cá âu thuyền Thọ Quang phối hợp với lực lượng Biên phòng yêu cầu các tàu thuyền ra khơi phải đảm bảo quy trình đánh bắt, đăng ký và thông báo đầy đủ về tọa độ, hải trình đánh bắt, khả năng trữ lượng hải sản, ngày xuất bến và trở về bến. Trước khi tàu trở về cảng cá, BQL cảng cá phải nắm vững dự kiến số lượng tàu về, số lượng cá đánh bắt được, thời gian cập bến để có kế hoạch tổ chức thu mua. Đồng thời, thông báo cho chủ tàu và ngư dân đánh bắt xa bờ về tình hình thành phố đang tiến hành các biện pháp tổng thể giúp ngư dân yên tâm đưa tàu cập bến.

Tàu cá ngư dân Đà Nẵng cập cảng Thọ Quang sau chuyến đánh bắt xa bờ- Ảnh: Lê Đình Dũng.
Tàu cá ngư dân Đà Nẵng cập cảng Thọ Quang sau chuyến đánh bắt xa bờ- Ảnh: Lê Đình Dũng.

Tại cảng cá, BQL phải tích cực làm việc với các cơ sở thu mua để tổ chức các điều kiện thu mua, hướng dẫn chuẩn bị phương tiện vật chất để đón tàu, nhanh chóng giải phóng tàu, chống ép giá, chống tình trạng tồn đọng tại cảng cá và làm tốt công tác trật tự vệ sinh môi trường… không để cho người bán cá chịu thiệt thòi. UBND thành phố sẽ hỗ trợ bằng việc thu mua trở lại trong trường hợp các điểm bán cá sạch không bán hết số cá trong ngày.  

Về việc tổ chức tiêu thu hải sản sạch, ông Dũng giao các quận huyện phải gấp rút tổ chức ngay mỗi chợ một địa điểm bán hải sạch cho người dân. Nguồn cá sẽ do Sở NN-PTNT cung cấp thông qua một đơn vị tư nhân làm đại diện. Giá cả, chất lượng, nguồn cung cấp, tên người bán sẽ được niêm yết… Thời gian cá sạch được cung cấp tại các chợ sẽ được công bố dự kiến bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày 2.5.

Bên cạnh đó, sẽ lựa chọn một số cửa hàng, cơ sở kinh doanh  ăn uống hải sản làm địa điểm bán hải sản sạch với biển báo rõ ràng. Thông tin các điểm bán hải sản sạch sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử thành phố tại địa chỉ danang.gov.vn và cung cấp thông tin qua tổng đài 0511.1022.

Chi cục Quản lý thị trường được giao tăng cường công tác quản lý tại các chợ; tổ chức kiểm tra nguồn cung cấp hải sản tại các chợ và các cơ sở kinh doanh, không cho phép hải sản không rõ nguồn gốc được bán trong chợ.

Ông Đặng Việt Dũng cho biết: “Hiện nay hải sản của các ngư dân cập cảng Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) được đánh bắt từ các ngư trường sạch như: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Thông tin về ngư trường đánh bắt đã được các cơ quan chức năng kiểm tra và khẳng định”.

Trong một diễn biến khác, vào 16h30 chiều hôm nay (1.5), Sở VH-TT-DL Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực biển tại công viên Biển Đông nhằm quảng bá hải sản của thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là hoạt động truyền thông nhằm hỗ trợ ngư dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tiêu thụ hải sản sạch.

Theo Một thế giới

Chủ tịch Đà Nẵng: 'Tôi tắm biển không phải để làm màu'

Thừa nhận trong lúc khủng hoảng chính quyền xử lý thông tin chưa tốt, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho hay ông và các lãnh đạo Đà Nẵng tắm biển, ăn hải sản là thật lòng chứ không phải màu mè như một số người nghi ngờ.

- Ông nghĩ sao về tình trạng cá biển chết dạt vào bờ dọc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, và Đà Nẵng cũng ghi nhận cá chết rải rác?

- Người dân thì lo lắng, nghe theo tin đồn. Thực tế tình hình xuất khẩu cá ở Đà Nẵng vẫn bình thường, vì họ có nhiều lớp kiểm nghiệm. Nhà máy kiểm nghiệm rồi đơn vị xuất, nhập khẩu cũng kiểm nghiệm. Nhất là những nước khắt khe như Nhật Bản, Hàn Quốc thì họ kiểm nghiệm càng nghiêm ngặt.

Cũng chính tâm lý người dân lo lắng nên khách đến Đà Nẵng dịp nghỉ 30/4 và 1/5 giảm so với năm trước. Cụ thể, khách nước ngoài tăng 20%, nhưng nội địa giảm khoảng 10%. Bù lại tổng số thì giảm ít nhưng vẫn là ít khách hơn. 

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đi tắm biển sáng sớm ngày 1/5. Ảnh:Nguyễn Đông.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đi tắm biển sáng sớm ngày 1/5. Ảnh:Nguyễn Đông.

Phải nói rằng, trong lúc khủng hoảng như vừa qua, chính quyền xử lý thông tin chưa tốt, truyền thông không đúng bài bản nên cuối cùng không giúp được nhiều cho ngư dân. Cũng vì nghe tin đồn, mà một tàu của ngư dân ở Liên Chiểu sợ thương lái không thu mua cá, chạy vào bờ sẽ tốn xăng dầu nên đổ luôn cá xuống biển.

Hôm qua trong buổi đối thoại, tôi đã dặn bà con đừng bao giờ làm việc đó. Thành phố đang nghĩ cách để thu mua cá giúp ngư dân, kêu gọi những nhà máy thu mua và có thể sẽ bù giá thành để người ta mua cá vào.

- Hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng đã tắm biển, ăn hải sản để chứng minh biển an toàn, nhưng một bộ phận người dân cho rằng đó chỉ là trình diễn. Ông nói vì về việc này?

- Chiều tối qua tôi cùng nhiều lãnh đạo khác ăn cá ngay tại cảng Thọ Quang. Tôi rất vui. Các anh em khác cũng thế, ăn hồ hởi, ăn thật lòng và cảm nhận thật lòng là cá rất ngon. Cá dưới biển vừa bắt lên, còn tươi roi rói, hấp lên ăn thì không gì ngon bằng.

Đó là thực chất chứ chẳng phải màu mè gì. Bà con tắm biển thì mình cùng tắm biển với họ. Ngư dân ăn cá bình thường, thì mình cũng ăn bình thường. Còn người ta đồn với nhau, những người nào họ không hiểu biết, không nhận định được vấn đề thì người ta ngại. Tâm lý lây lan như vậy chứ chẳng có gì là màu mè.

Tôi dành nhiều thời gian để đi tắm biển. Ban ngày đi làm, tối về chơi tennis đến khuya nên không dậy sớm được. Nhưng bà xã tôi sáng nào cũng đi tắm biển. Việc lãnh đạo Đà Nẵng đi tắm biển cũng là thường ngày, là bình thường thôi.

- Thông điệp mà Đà Nẵng gửi đến người dân, du khách thông qua việc lãnh đạo đi tắm biển, ăn hải sản là gì, thưa ông?

- Tôi không nghĩ ra được câu nào là thông điệp, nhưng có thể nói rằng Đà Nẵng vẫn là điểm đến rất an toàn, thân thiện trên mọi phương diện. Với người dân và du khách, nếu có bất cứ vấn đề gì, thành phố sẽ thông tin một cách chân thực. Thành phố vẫn thường xuyên kiểm tra, kiểm định nước biển và cá, nếu có vấn đề chính quyền sẽ cảnh báo cho người dân, du khách.

Sáng 1/5, biển Đà Nẵng đã đông người đến tắm. Ảnh:Nguyễn Đông.

Sáng 1/5, biển Đà Nẵng đã đông người đến tắm. Ảnh:Nguyễn Đông.

- Thành phố hỗ trợ ngư dân những gì để họ yên tâm ra khơi? 

- Sự việc mới vừa xảy ra tôi đã đối thoại ngay với ngư dân, thương lái, chủ vựa, nhà máy thu mua cá về chế biến. Ban đầu chúng tôi đưa ra một số chính sách, từ truyền thông đến tăng cường quản lý vùng đánh bắt, rồi phân phối đến các chợ, siêu thị, điểm bán lẻ. Tức là kiểm soát để đảm bảo cá chở bằng đường bộ cũng như đường biển đến điểm bán an toàn, giống như kiểm dịch thú y vậy.

Chúng tôi kêu gọi những chủ vựa, nhà máy tăng cường dự trữ, xuất khẩu cá. Chính quyền sẵn sàng hỗ trợ, có thể bù lỗ để họ mua cá cho ngư dân. 

Đặc biệt, Đà Nẵng đã quyết định hỗ trợ thực hiện chương trình khuyến mãi ẩm thực, tức là ăn hải sản miễn phí cho du khách và người dân. Ngoài nguồn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc được đánh bắt từ vùng biển an toàn, việc nấu ăn cũng phải ngon để người dân thưởng thức. Tôi đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với quận tổ chức. Còn triển khai như thế nào đang tính toán, nhưng sẽ mời gọi người dân, du khách ăn hải sản miễn phí ở một điểm, theo định kỳ.

- Ông vừa có chỉ đạo các căng tin phục vụ bữa ăn trưa cho hơn 1.000 cán bộ, công chức trong tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố bằng món cá. Việc này nhận được phản hồi ra sao?

- Tôi chưa nghe thông tin phàn nàn nhưng tôi nghĩ cán bộ công chức Đà Nẵng sẽ chia sẻ với ngư dân, không có vấn đề gì. Cán bộ công chức gương mẫu, thấy con cá an toàn thì ăn để người dân nhìn vào đó sẽ ăn. Chúng tôi sẽ cho triển khai ngay sau kỳ nghỉ lễ này.

Sáng 1/5, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũngchủ trì cuộc họp với các ngành liên quan, nhằm đưa ra một số biện pháp hỗ trợ ngư dân Đà Nẵng tiêu thụ hải sản sạch. Theo đó, các quận huyệngấp rút tổ chứcđiểm bán hải sạch. Nguồn cádo Sở Nông nghiệpcung cấp thông quađơn vị tư nhân, cóniêm yết giá cả, chất lượng, nguồn gốc, tên người bán...Thông tin các điểm bán hải sản sạch sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử thành phố tại địa chỉ danang.gov.vn và giải đáp thắc mắc tạiđường dây nóng0511.1022.

Theo Nguyễn Đông - VNE