Cuộc đấu Nga – NATO quanh vấn đề Ukraine ngày càng quyết liệt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 18/12, Nga đã cho 2 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 có thể mang vũ khí hạt nhân tới biên giới Belarus để tuần tra chung, nói rằng động thái này nhằm tăng cường mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước...  
Ngày 18/12, Nga đưa 2 máy bay ném bom tầm xa TU-22M3 mang tên lửa hạt nhân bay tuần tra chung với không quân Belarus (Ảnh: Sunnews).
Ngày 18/12, Nga đưa 2 máy bay ném bom tầm xa TU-22M3 mang tên lửa hạt nhân bay tuần tra chung với không quân Belarus (Ảnh: Sunnews).

Điều đáng lưu ý là ngày 19/12, Nga khi đưa ra giải thích thêm về vụ này, đã nói 2 máy bay ném bom Tu-22M3 này đều có mang theo tên lửa hạt nhân. Bộ Quốc phòng Nga cho biết 2 máy bay ném bom Tu-22M3 đã thực hiện cuộc tuần tra kéo dài 4 giờ với Lực lượng Phòng không và Không quân Belarus. Cuộc tuần tra này là vụ thứ ba tương tự kể từ tháng 11 khi xảy ra căng thẳng giữa Belarus với Ba Lan, quốc gia thành viên NATO.

Bộ trưởng Ngoại giao Belarus cũng tuyên bố Minsk đã quyết định cho phép Nga cất giữ vũ khí hạt nhân tại Belarus. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/12, ông Vladimir Makei tuyên bố NATO coi Ukraine là đầu cầu chống lại Nga và chỉ ra rằng Minsk có thể cho phép Nga để các vũ khí hạt nhân ở Belarus để đáp trả kế hoạch triển khai của NATO ở Ba Lan.

Kết hợp với thông tin Nga đã gửi tới NATO bản “Danh sách các kiến nghị” cách đó hai ngày, cho thấy hành động của Nga là khá rõ ràng, và gần như là lời nhắn gửi: Nếu NATO tiếp tục leo thang các vấn đề song phương và tiến hành đối đầu quân sự, Nga sẽ không ngần ngại trực tiếp khai hỏa!

Đây là lần thứ ba Nga cho máy bay tới Belarus tuần tra kể từ tháng 11 khi xảy ra căng thẳng giữa Belarus với Ba Lan, thành viên NATO (Ảnh: Sunnews)

Đây là lần thứ ba Nga cho máy bay tới Belarus tuần tra kể từ tháng 11 khi xảy ra căng thẳng giữa Belarus với Ba Lan, thành viên NATO (Ảnh: Sunnews)

Vào ngày 17/12, phía Nga đã gửi một bản danh sách các kiến nghị tới NATO, nội dung danh sách này rất rõ ràng: Thứ nhất, yêu cầu NATO không được kết nạp thêm thành viên mới; Thứ hai, không được triển khai quân đội trên lãnh thổ các nước thuộc Liên Xô cũ và rút hết quân đã triển khai; Thứ ba, cam kết không triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn xung quanh lãnh thổ Nga; Thứ tư, không tiến hành bất kỳ nhiệm vụ quân sự nào, kể cả các cuộc tập trận quân sự ở các nước Đông Âu như Ba Lan và các nước Liên Xô cũ như Estonia, Lithuania…

Không khó để nhận thấy từ các yêu cầu trên, trước tiên Nga muốn đảm bảo rằng vấn đề Nga - Ukraine không tiếp tục lan rộng và nóng lên. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov đã nói rất rõ: "Nếu Mỹ triển khai tên lửa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nga cũng sẽ thay đổi quan điểm về việc tạm ngừng triển khai tên lửa”. Đó cũng là một lời đe dọa rất rõ ràng.

Kết quả là Nga đã đưa ra danh sách này, nhưng Mỹ và NATO không phản ứng gì; sau đó các máy bay ném bom của Nga và Belarus cùng tuần tra biên giới Belarus. Gửi "danh sách các kiến nghị" và đe dọa vũ khí hạt nhân, rõ ràng "Gấu" Nga đã thực sự tức giận. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov thậm chí còn đưa ra thời hạn chót cho Mỹ và ông sẵn sàng sớm nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ tại Geneva.

Lực lượng NATO tập trận trên lãnh thổ Lithuania (Ảnh: Getty).

Lực lượng NATO tập trận trên lãnh thổ Lithuania (Ảnh: Getty).

Điều đáng nói là trước động thái quyết liệt của Nga, NATO dường như đã có thái độ chấp nhận đối với Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Anh công khai tuyên bố nếu Nga gây chiến với Ukraine thì Vương quốc Anh "về cơ bản là không thể" gửi quân đội đến hỗ trợ Ukraine! Câu này rất đơn giản, tưởng như nói với Ukraine, nhưng trong bối cảnh được đưa ra sau lời đe dọa của Nga rõ ràng thể hiện sự sợ hãi, phần nào muốn nhắn gửi tới Nga thái độ của Anh.

Ngoài ra, Jake Sullivan, Trợ lý An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng tuyên bố rất rõ ràng rằng ông “về cơ bản sẵn sàng” có một cuộc nói chuyện tốt đẹp với Nga! Tổng thư ký NATO Stoltenberg cũng cho biết đã nhận được đề nghị của Nga và NATO sẵn sàng đàm phán với Nga. Thái độ của các nước NATO đã thay đổi, theo một khía cạnh nào đó, rõ ràng là họ không dám tiếp tục cưỡng ép Nga. Dù sao thì nếu chiến tranh lớn nổ ra sẽ không có ai được lợi cả, đương nhiên NATO chắc chắn sẽ không chấp nhận một cách đơn giản như vậy, rất có thể đây chỉ là sự chấp nhận mang tính chiến thuật, chuyện gì xảy ra trong tương lai còn phụ thuộc vào thái độ của Nga!

Ảnh vệ tinh của Mỹ chụp Quân đội Nga tập kết ở gần biên giới với Ukraine (Ảnh: AP).

Ảnh vệ tinh của Mỹ chụp Quân đội Nga tập kết ở gần biên giới với Ukraine (Ảnh: AP).

Tuy nhiên, mặt khác cũng có quan điểm cho rằng, hiện Nga đang gây sức ép mạnh mẽ vào biên giới Ukraine, nhằm buộc phương Tây đưa ra các cam kết an ninh với Moscow. Nhưng NATO dường như không chỉ phớt lờ mà còn có kế hoạch triển khai quân đội.

Theo trang Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức) ngày 19/12, có các dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa Nga và NATO ngày càng leo thang. Trang Der Spiegel Online của Đức hôm 18/12 đưa tin Tư lệnh NATO, tướng Mỹ Tod Wolters trong một cuộc họp trực tuyến bí mật đã đề nghị rằng NATO nên cử binh sĩ đến đóng ở Bulgaria và Romania.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã thiết lập một cơ chế cho quân đồn trú gọi là "tăng cường sự hiện diện ở tiền tuyến" tại 3 nước vùng Baltic và Ba Lan. Bắt đầu từ đầu năm 2017, NATO đã điều động 1.000 binh sĩ chiến đấu tới 4 nước trên. Hiện Đức có 500 binh sĩ ở Lithuania theo cơ chế này, hôm 19/12, tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức đã sang Lithuania để thăm các binh sĩ Đức ở đó.

Ông Tod Wolters gợi ý rằng mô hình “tăng cường sự hiện diện ở tiền tuyến” có thể được mở rộng sang Bulgaria và Romania. Một khi xảy ra xung đột quân sự ở phía đông NATO, các đơn vị đồn trú ở tiền tuyến sẽ đóng vai trò đầu cầu. Đề xuất này đã được Bulgaria và Romania hoan nghênh.

NATO vẫn chưa đưa ra tuyên bố về tính xác thực của đề xuất này và liệu nó có được thực hiện hay không.

Mặt khác, Nga đã tăng thêm tới 100.000 quân ở biên giới với Ukraine. Ukraine cầu cứu NATO giúp đỡ và bảo vệ, nhưng do Ukraine không phải là thành viên NATO nên mặc dù Mỹ và các nước khác tiếp tục cung cấp vũ khí tự vệ cho Kiev nhưng NATO không thể gửi quân trực tiếp đến. Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Nga cách đây không lâu, ông Biden cảnh báo ông Putin rằng “hậu quả cuộc xâm lược Ukraine sẽ rất nghiêm trọng”.

Tư lệnh NATO, tướng Tod Wolters đề nghị NATO nên cử binh sĩ đến đóng ở Bulgaria và Romania (Ảnh: Deutsche Welle).

Tư lệnh NATO, tướng Tod Wolters đề nghị NATO nên cử binh sĩ đến đóng ở Bulgaria và Romania (Ảnh: Deutsche Welle).

Nga luôn nhấn mạnh rằng họ không có kế hoạch tấn công Ukraine, nhưng có quyền duy trì an ninh quốc gia, quyết liệt phản đối việc Ukraine gia nhập NATO đồng thời phản đối NATO ngày càng tiếp cận mình. Nga yêu cầu NATO ngừng các hoạt động quân sự ở Ukraine và Đông Âu, đồng thời kêu gọi quân đồn trú NATO rút về vị trí năm 1997. NATO đã mở rộng về phía đông hai lần vào các năm 1999 và 2004, tiếp nhận các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ và các quốc gia thành viên của Tổ chức Warsaw cũ ở Đông Âu làm thành viên NATO.

Ngày 17/12, Moscow một lần nữa tuyên bố rằng họ hy vọng NATO đưa ra cam kết có ràng buộc về an ninh và không xâm phạm. Ngày 18/12, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Grushko tuyên bố, mục tiêu an ninh mà Nga đề xuất với Mỹ là "nỗ lực biến xung đột quân sự hoặc quân sự - công nghệ thành một chương trình nghị sự chính trị", và chỉ có chương trình nghị sự chính trị mới là biện pháp thực sự có ý nghĩa để tăng cường an ninh quân sự.