Cuộc chiến TV cao cấp: OLED hay chấm lượng tử lên ngôi?

OLED từ vị thế hàng hiếm trên thị trường đang trở thành xu hướng, với sự tham gia của hàng loạt nhà sản xuất lớn, đứng đầu là LG
Sự linh hoạt của màn hình OLED cho phép tạo ra những chiếc TV với kiểu dáng độc đáo, chẳng hạn kiểu dán tường như chiếc Signature W.
Sự linh hoạt của màn hình OLED cho phép tạo ra những chiếc TV với kiểu dáng độc đáo, chẳng hạn kiểu dán tường như chiếc Signature W.

Thị trường TV cao cấp đang chứng kiến cuộc cạnh tranh thú vị giữa 2 dòng sản phẩm: OLED và chấm lượng tử với các đại diện là LG và Samsung. Nếu như cách đây 1-2 năm, người ta khó có thể tìm ra câu trả lời cho việc đâu sẽ là sản phẩm vượt trội hơn thì từ 2017, thế trận có vẻ đã chuyển biến.

Tại CES 2017, người ta thấy hàng loạt nhà sản xuất lớn bỗng dưng chuyển sang sản xuất TV màn hình OLED như Sony hay Panasonic. Vì đâu có chuyện này?

Sau nhiều năm kiên trì với TV OLED, LG thực sự đã tạo ra danh tiếng cho các dòng Signature của mình và dần chiếm lĩnh phân khúc TV cao cấp. Những chiếc TV OLED nhận được đánh giá rất cao từ các chuyên gia trên toàn thế giới nhờ màn hình chất lượng cực cao cùng kiểu dáng thiết kế đẳng cấp đã gây tác động lớn lên các hãng còn lại.

Chẳng hạn, trong các bài đánh giá của Cnet, người ta liên tục đọc được những dòng tin như “OLED TV là những chiếc TV tốt nhất chúng tôi từng thử nghiệm”.

Cnet cũng đánh giá TV chấm lượng tử có tiềm năng để đạt độ sâu tuyệt đối của màu đen, độ tương phản, tiết kiệm điện và màu sắc tốt như OLED. Tuy nhiên, đó có thể là chuyện của vài năm nữa, trong khi hiện tại, sự thua kém của dòng TV này là điều có thể thấy rõ.

Bên cạnh đó, OLED TV của LG còn phá kỷ lục, độc chiếm danh sách 10 TV tốt nhất năm 2017 do tạp chí điện tử tiêu dùng lớn và uy tín nhất của Mỹ Consumer Reports bình chọn. 

Được nhận xét không có nhược điểm đáng chú ý nào, các TV OLED của LG đã vượt qua hàng trăm sản phẩm TV khác được tạp chí uy tín của Mỹ đánh giá. Trong đó, ưu điểm vượt trội để ghi điểm là khả năng tái tạo màu sắc chính xác, độ tương phản tối ưu và âm thanh sống động. Đặc biệt, công nghệ HDR trên TV LG OLED còn được đánh giá là tốt nhất trên thị trường hiện giờ. Đây đều là những thông số quan trọng nhất với người dùng TV.

Không những thế, công nghệ OLED còn cho phép các hãng sản xuất tạo ra những chiếc TV với kiểu dáng độc đáo và độ mỏng không tưởng.

Chẳng hạn, tại triển lãm CES vừa qua, Sony cho trình làng một mẫu TV OLED với giá đỡ dạng khung tranh với độ mỏng tương đương 5 mm. Tuy nhiên, ngôi vị TV số một tại triển lãm này thuộc về LG với chiếc Signature W sở hữu độ mỏng 2,57 mm.

Cuoc chien TV cao cap: OLED hay cham luong tu len ngoi? hinh anh 2
Sẽ phải rất lâu nữa mới có một chiếc TV phá được kỷ lục về độ mỏng của model này. Nếu không sử dụng màn hình OLED, điều này càng bất khả thi.

Tại Việt Nam, đại diện một hệ thống điện máy lớn tại Việt Nam khẳng định TV OLED đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhóm khách hàng cao cấp. Từ chối tiết lộ doanh số cụ thể nhưng vị này khẳng định, thị phần TV OLED tăng đều 2 con số mỗi năm. 

Theo dự đoán của IHS Markit, doanh số TV OLED sẽ tăng mạnh từ khoảng 723.000 chiếc năm 2016 lên đến 6,6 triệu chiếc vào 2021, mức tăng trưởng trong năm 2017 cũng là hơn 70%. Sự tăng trưởng này xuất hiện trong bối cảnh thị trường TV đi xuống (về doanh số) trong 2 năm liên tiếp. Đây cũng là những con số hấp dẫn khiến các hãng như Sony, Panasonic nhìn ra tiềm năng của TV OLED.

Có thể tại CES 2018 (diễn ra vào tháng 1), người ta sẽ chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ hơn nữa của công nghệ OLED với những mẫu TV có kiểu dáng độc đáo hơn, nhiều tính năng hấp dẫn hơn nữa. Nhiều người đã dự đoán việc TV OLED sẽ là xu hướng của tương lai nhưng chưa khi nào, tương lai đó được nhìn thấy rõ ràng như hiện nay. 

Theo Zing
https://news.zing.vn/cuoc-chien-tv-cao-cap-oled-hay-cham-luong-tu-len-ngoi-post796756.html