CSR mùa dịch thay đổi nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Không thể vì khó khăn mùa dịch mà từ chối trách nhiệm xã hội, các chiến dịch CSR trong đợt hoành hành dữ dội lần thứ 4 của đại dịch COVID-19 đã thay đổi nhận thức của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Việt Hoà - CEO YODY bày tỏ, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mùa dịch là một cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp - Ảnh: NVCC
Ông Nguyễn Việt Hoà - CEO YODY bày tỏ, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mùa dịch là một cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp - Ảnh: NVCC

CSR có quá xa lạ với người Việt?

Trong số những lý thuyết liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1991) có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Dựa theo mô hình này, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.

Các chuyên gia cho biết cụ thể, với doanh nghiệp (DN), tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng là những điều kiện tiên quyết. Nhưng DN cũng phải thực hiện những nghĩa vụ, quy tắc ngoài luật hay chính là trách nhiệm đạo đức. Việc thực hiện trách nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi DN nhưng lại có vai trò trung tâm đối với CSR (ví dụ như: việc thực hiện nghỉ phép có lương, chế độ cho nhân công làm thêm ca, uy tín đối với đối tác, quan hệ tốt đối với khách hàng...)

Cuối cùng là trách nhiệm từ thiện, là những hoạt động của DN đã vượt qua sự kỳ vọng của xã hội. Ví dụ như: trao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên... “hoàn toàn tự nguyện”, không chịu sức ép từ bất kỳ đâu.

Thực ra, CSR không hề xa lạ với DN Việt, thậm chí nó còn là một phần trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Để thực hiện tốt một trong những chuẩn mực thực thi CSR, trước hết các DN cần có nhận thức sâu sắc về vấn đề này, làm sao để việc thực hiện CSR trở thành động cơ bên trong của các DN, được xem là hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức chứ không phải chỉ là hình thức, đối phó, giả tạo. Bởi rất đơn giản, DN không thể phát triển trong một môi trường có nhân viên, khách hàng và cộng đồng không lành mạnh, một hành tinh đầy rủi ro và một xã hội rạn nứt.

Hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản Bắc Ninh, Bắc Giang lúc dịch bệnh lan tràn Ảnh: NVCC
Hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản Bắc Ninh, Bắc Giang lúc dịch bệnh lan tràn Ảnh: NVCC

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm TGĐ Dale Carnegie Việt Nam chia sẻ: “Tôi cũng thích xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp trên thế giới trong những năm gần đây, từ Doanh nghiệp Kinh doanh (Business enterprise) thành Doanh nghiệp Xã hội (Social enterprise). Doanh nghiệp Xã hội hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả những bên có liên quan trong hệ sinh thái mà họ đang hoạt động bên cạnh cổ đông hay nhà đầu tư, điển hình như người lao động, đối tác, nhà cung cấp cộng đồng, xã hội”.

Bởi theo bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh thì: “Định hướng chiến lược này về tổng thể sẽ thay đổi hoàn toàn cách vận hành của doanh nghiệp và hành vi ứng xử của đội ngũ nhân sự, nói rộng hơn là thay đổi văn hóa của một doanh nghiệp”.

Thực hiện CSR dù dịch bệnh khó khăn

Đợt dịch thứ 4 bùng phát ở nhiều quốc gia, biến chủng Delta lây lan chóng mặt qua nhiều thành phố, vùng miền, địa bàn gây hậu quả trầm trọng, khiến kinh tế đình đốn. Chỉ tính riêng TP.HCM, trong thời gian hơn 1 tháng giãn cách xã hội kéo dài vì COVID-19, đã có hàng trăm ngàn cán bộ nhân viên, người lao động mất việc làm; hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp nhỏ buộc phải đóng cửa. Trong khi các doanh nghiệp lớn thì hoạt động cực kỳ khó khăn bởi rất khó đảm bảo điều kiện phòng dịch. Nhưng không vì thế mà doanh nghiệp Việt quay lưng với trách nhiệm xã hội (CSR).

Cho dù đối diện với đợt dịch thứ 4 lần này, rất nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng thanh khoản thấp, khiến việc đóng góp trực tiếp bằng tiền là điều vô cùng khó khăn. Nhưng trong kinh doanh, tiền bạc cũng chỉ là một trong vô số công cụ để mang lại giá trị thặng dư cho xã hội.

Một trong những cách huy động thông minh từ doanh nghiệp, đó là sử dụng phương án cùng chia sẻ giữa doanh nghiệp – nhân viên – khách hàng, cùng thể hiện trách nhiệm cộng đồng.

Trong đợt dịch bùng phát “nóng bỏng” lần này, nỗ lực bán hàng theo phương thức ''trợ giá mùa dịch'' của YODY đã ủng hộ 1,8 tỉ đồng vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19 chỉ sau 10 ngày khởi xướng và thực hiện chương trình. Cụ thể, cách làm của YODY là tổ chức chiến dịch "trợ giá mùa dịch", trích từ đơn giá mỗi sản phẩm bán ra 10.000 đồng để đóng góp vào quỹ Vaccine COVID-19 phòng COVID-19.

Đại diện YODY và đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương trong buổi trao tặng 1,8 tỉ đồng từ YODY cho quỹ ủng hộ vaccine Covid-19 Ảnh: NVCC
Đại diện YODY và đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương trong buổi trao tặng 1,8 tỉ đồng từ YODY cho quỹ ủng hộ vaccine Covid-19 Ảnh: NVCC

Tại chiến dịch này đã thể hiện rõ sự chung tay kết nối, thể hiện trách nhiệm của DN bằng cách giảm giá thiết thực cho khách hàng và ý thức trách nhiệm với xã hội của người tiêu dùng, bằng cách đồng ý mua và quyên góp cho Quỹ Vaccine.

“Thật bất ngờ, chỉ mười ngày triển khai, chiến dịch “trợ giá mùa dịch" của YODY đã quyên góp thành công 1,8 tỉ đồng cho quỹ Vaccine COVID-19. Đây là kết quả "vượt kỳ vọng" đến từ những nỗ lực của ban lãnh đạo, tập thể nhân viên và cộng đồng khách hàng của YODY giữa giai đoạn dịch bệnh hoành hành, nền kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn như hiện nay” – ông Nguyễn Việt Hoà, CEO YODY chia sẻ.

Toàn bộ số tiền từ chương trình "Trợ giá mùa dịch" của YODY đã được đại diện công ty đến thăm và trao tặng trực tiếp cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương. Trước khi thực hiện chương trình "trợ giá mùa dịch", YODY cũng đã có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa như hỗ trợ tiêu thụ nông sản (vải thiều), gửi tặng trang thiết bị chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn, đồ bảo hộ y tế) cho các điểm nóng chống dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh.

Mặt khác, tận dụng quãng thời gian khó khăn vì dịch bệnh COVID-19 lan tràn, ông Nguyễn Việt Hoà cho hay, doanh nghiệp đưa ra các sách lược ứng phó thiết thực, vừa giúp duy trì sự ổn định ở mức tối đa về hiệu suất và tối thiểu về chi phí, đảm bảo phòng dịch, luôn có những kế hoạch trong tình huống xấu nhất và có các kịch bản ứng phó đầy đủ cho từng tình huống; vừa tận dụng cơ hội để tạo ra sự bứt tốc về hiệu suất, cơ hội để đào tạo và thực hành, đo và tăng sức bền, sức bật, độ kiên trì, kỷ luật cũng như nỗ lực tối đa của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Việt Hoà cho rằng, dịch bệnh khiến doanh nghiệp phải thực hành lòng biết ơn tới khách hàng nhiều hơn, gắn kết đội ngũ, đón đầu xu hướng mới.