Bắt nguồn từ tấm áo tứ thân, ngũ thân trong kho tàng trang phục của cha ông, năm 1930, nhà thiết kế Cát Tường đã đưa một số yếu tố hiện đại để cách tân áo tứ thân, ngũ thân thành hai thân - chỉ còn vạt trước và vạt sau, chính là chiếc áo dài.
Áo dài không chỉ là trang phục làm toát lên dáng vẻ yêu kiều, gợi cảm cho người mặc mà còn nói lên câu chuyện của người phụ nữ Việt.
Áo dài trong tranh của họa sĩ Lâm Đức Mạnh
|
Sự hấp dẫn cùng vẻ đẹp độc đáo của những tà áo thướt tha đã đưa áo dài trở thành một đề tài lớn trong lịch sử hội họa Việt Nam.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu
|
Kể từ bộ tứ hội họa đầu tiên (Trí, Lân, Vân, Cẩn) đến bộ tứ thứ hai (Phổ, Thứ, Lựu, Đàm), bộ tứ thứ ba (Nghiêm, Liên, Sáng, Phái) cho tới các họa sĩ tài danh khóa kháng chiến (Mai Long, Lưu Công Nhân,…) đến các họa sĩ trẻ hiện nay đều có những bức tranh độc đáo về phụ nữ mặc áo dài. Bằng tác phẩm của mình, những người nghệ sĩ đã góp phần tôn vinh và bảo vệ áo dài.
Thiếu nữ mặc áo dài trong tranh của họa sĩ Hoàng Phương Liên
|
Tại triển lãm, các tác phẩm hội họa với chủ đề phụ nữ với áo dài của nhóm 14 họa sĩ gồm: Bình Nhi, Lê Thị Minh Tâm, Võ Lương Nhi, Nguyễn Hồng Phương, Hoàng Phương Liên, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Quốc Thắng, Phạm Trần Quân, Lâm Đức Mạnh, Tào Linh, Hoàng Phượng Vỹ, Lê Thiết Cương, cố họa sĩ Nguyễn Bích, Lưu Công Nhân sẽ được trưng bày.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng
|
Cùng với đó, triển lãm sẽ trưng bày bộ ảnh chụp thiếu nữ với áo dài của nhiếp ảnh gia Dzungart Nguyen cùng các mẫu áo dài của 3 nhà thiết kế: Phạm Mai, Nga Cocoon, Trịnh Bích Thủy và bộ sưu tập tranh vẽ lên áo dài của họa sĩ Bình Nhi.
Tranh vẽ lên áo dài của họa sĩ Bình Nhi
|
Ảnh chụp thiếu nữ với áo dài của nhiếp ảnh gia Dzungart Nguyen
|