Trưởng đoàn công tác là Trưởng ban Tài chính ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
"Chưa bao giờ TP xin trung ương tiền, chỉ xin cơ chế. Mà xin cơ chế cũng vô cùng chật vật, khó khăn”, bà Thắng nói.
Bà dẫn chứng việc thoái vốn của các DN nhà nước thì TP cũng hết sức cân nhắc vì TP chỉ xin những DN do mà TP đầu tư nhiều công sức và tâm huyết.
Chúng tôi tha thiết kiến nghị các cơ quan nghiên cứu sao cho khi ra Luật thì TP có thể thực hiện được ngay chứ không luật ban hành ra TP lại vướng rồi lại đi xin cơ chế. Chẳng hạn quản lý xe, với định mức 32 quy định mỗi cơ quan chỉ có hai chiếc xe. Khi quy định ban hành ra cả nước vi phạm vi đâu có cơ quan nào mà chỉ có hai chiếc xe”.
Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Phan Thị Thắng
Trước đó ông Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội đưa ra ý kiến cho rằng TP.HCM muốn thành công thì trong các đề xuất cần tránh việc xin tiền trung ương và xin giữ lại tiền từ việc thu ngân sách.
“TP Thâm Quyến (Trung Quốc) họ thành công là vì được có cơ chế, chứ không phải xin tiền trung ương hay xin giữ lại tiền từ việc thu ngân sách”, ông Quang nói.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định, TP xin cơ chế đặc biệt là để tạo cái bánh to hơn, để nộp về cho trung ương được nhiều hơn chứ không phải là xin giữ lại cho mình nhiều hơn.
Theo ông Thăng, các TP như Thâm Quyến, Thượng Hải đều có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách, TP.HCM thì chắc là khó, nhưng TP sẽ kiên trì đề xuất.
“TP đang tập trung phối hợp với các cơ quan trung ương, các chuyên gia để xây dựng cơ chế để làm sao TP được mặc một chiếc áo vừa”, ông Thăng nhấn mạnh.
Theo Tuổi trẻ