Chip bán dẫn tiếp tục tăng giá, đẩy người tiêu dùng vào thế phải móc hầu bao nhiều hơn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hàng loạt nhà sản xuất chip đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát, chi phí lao động, vật liệu và năng lượng tăng, điều này buộc một số doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm. 
Ảnh: Nikkei Asia
Ảnh: Nikkei Asia

Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan mới đây đã cảnh báo khách hàng rằng họ có kế hoạch tăng giá, với lý do lo ngại về lạm phát, chi phí tăng cao và kế hoạch mở rộng quy mô của riêng mình để giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung toàn cầu, theo Nikkei Asia.

TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang có kế hoạch tăng giá khoảng 5% đến 8% trên cả công nghệ sản xuất chip trưởng thành và tiên tiến, theo sáu người có kiến ​​thức về vấn đề này. Họ cho biết kế hoạch tăng giá sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2023.

Hai người cho biết mức tăng giá sẽ khoảng 5% đến 8% đối với các công nghệ quy trình khác nhau, từ các con chip tiên tiến, chip kết nối và cảm biến, đến vi điều khiển và IC quản lý nguồn.

"Việc thông báo sớm là để cung cấp cho khách hàng một bước đệm để chuẩn bị cho việc điều chỉnh giá. Theo đó, động thái tăng giá của TSMC là để giải quyết chi phí và nhu cầu vốn ngày càng tăng cho các đợt mở rộng lịch sử của doanh nghiệp này", chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip chia sẻ với Nikkei Asia.

Techwire Asia nhận định, động thái của TSMC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng đầu cuối vì hàng loạt thiết bị điện tử, từ smartphone cho đến PC, đều sẽ bị ảnh hưởng.

Một giám đốc điều hành công nghệ khác cho biết do nhu cầu về các sản phẩm như điện thoại thông minh và PC đang chậm lại, khách hàng có thể khó chấp nhận việc tăng giá theo kế hoạch của TSMC. Người này cho biết: “Đối với các con chip tiên tiến TSCM có thể tăng giá nhẹ tuy nhiên đối với những sản phẩm khác khách hàng sẽ khó để có thể chấp nhận mức giá mới". Theo Nikkei Asia, động thái tăng giá trong thời điểm hiện tại của TSMC có thể sẽ làm chao đảo ngành công nghiệp chip.

Chi phí sản xuất tăng cao đang gây áp lực lên các nhà sản xuất chip, vào thời điểm nhu cầu về điện thoại thông minh và máy tính cá nhân tăng trưởng chậm lại do những bất ổn của thị trường gây ra bởi lạm phát, chiến tranh Ukraine và tình trạng gián đoạn do đại dịch COVID tại Trung Quốc. Việc tăng giá cũng phản ánh chi phí quá lớn cho việc thúc đẩy mở rộng của chính TSMC. Công ty đang chi 100 tỉ USD cho đến năm 2023 để tăng công suất, trong đó khoảng 40 đến 44 tỉ USD dành riêng cho năm nay.

Thông báo của TSMC được đưa ra chưa đầy một năm sau đợt tăng giá lớn nhất trong một thập kỷ. Tháng 8 năm ngoái, TSMC cũng thông báo với khách hàng rằng họ sẽ tăng giá tới 20% trong bối cảnh tình trạng thiếu chip toàn cầu ngày càng nghiêm trọng và các kế hoạch mở rộng lịch sử của họ. Các đối thủ nhỏ hơn như United Microelectronics và Semiconductor Manufacturing International Co. đã tăng giá nhiều lần trong năm ngoái và trong một thiết bị thậm chí mức giá còn cao hơn TSMC.

Được biết, TSMC năm ngoái công bố họ sẽ ngừng thực hiện giảm giá mỗi quý cho các khách hàng thiết kế chip dài hạn sau khi sản phẩm của họ đi vào sản xuất hàng loạt và quy trình được hoạt động một cách hoạt động trơn tru.

Chủ tịch TSMC Mark Liu vào tháng 3 cho biết tất cả các công ty sản xuất chất bán dẫn đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cả linh kiện và vật liệu ngày càng tăng, khiến chi phí sản xuất tăng lên.

Động thái này của TSMC diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp thiết bị sản xuất chip đang vật lộn với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mọi thứ, từ linh kiện, phụ tùng đến vật liệu. Sự thiếu hụt này đang kéo dài thời gian giao thiết bị lên tới 18 tháng cho các khách hàng của TSMC. Theo đó, điều này sẽ gây áp lực nặng nề đến kế hoạch mở rộng trong toàn bộ ngành bán dẫn.

Tương tự như TSMC, ASML - nhà sản xuất công cụ sản xuất chip lớn nhất châu Âu, cũng chia sẽ với các nhà đầu tư rằng họ phải đối mặt với lo ngại lạm phát, chi phí lao động, vật liệu và năng lượng tăng, cũng như các khoản phí bổ sung cho việc bảo đảm các bộ phận, tất cả sẽ làm tổn hại lớn đến tỷ suất lợi nhuận gộp của họ.

Hãng nghiên cứu Counterpoint ước tính đồ công nghệ có thể nâng giá 5-12% trong năm nay do các nhà cung cấp chip tăng giá. "Các công ty sản xuất điện thoại sẽ bị thiệt hại nặng nhất từ việc điều chỉnh giá chip. Nếu không bán đắt hơn, họ sẽ bị giảm lợi nhuận. Nhưng nếu nâng giá, người dùng sẽ dè chừng hơn trong việc chi tiêu và các lô hàng 5G có nguy cơ bị chậm lại", Counterpoint nhận định.

TSMC đã không bình luận về chính sách giá của mình.

Theo Nikkei Asia