Cận cảnh tàu đổ bộ Shimokita LST 4002 của Nhật Bản tại Đà Nẵng
Xuân Mai
VietTimes -- Đây là chiếc tàu đầu tiên tham dự Chương trình Đối tác Thái Bình Dương tại Việt Nam và là con tàu đổ bộ hiện đại nhất Châu Á hiện nay.
Trong khuôn khổ Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16), chiều 15/7, chiến hạm đổ bộ Hải quân Nhật bản JSDS Shimokita (LST-4002) cùng đại diện các quốc gia tham dự đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Chiến hạm đổ bộ Hải quân Nhật bản JSDS Shimokita (LST-4002) và tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam) tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Đây là chiếc tàu đầu tiên tham dự Chương trình Đối tác Thái Bình Dương tại Việt Nam và là con tàu đổ bộ hiện đại nhất Châu Á hiện nay.
Tàu vận tải đổ bộ JSDS Shimokita (LST-4002) thuộc lớp tàu đổ bộ Osumi hiện đại bậc nhất của Hải quân Nhật Bản khi có kích thước cũng như lượng giãn nước lớn nhất hiện tại mà Hải quân Nhật Bản sở hữu. Tàu JSDS Shimokita có lượng giãn nước không tải là 9000 tấn, đầy tải 14.000 tấn; chiều dài 178m, rộng 25,8m, cao 17m, mớn nước 6m, biên chế nhân viên 135 người.
Tàu JSDS Shimokita có lượng giãn nước không tải là 9000 tấn, đầy tải 14.000 tấn; chiều dài 178m, rộng 25,8m, cao 17m, mớn nước 6m, biên chế nhân viên 135 người.
Tàu được dùng vận tải và đổ bộ nên chủ yếu chuyên chở máy bay trực thăng, tàu đổ bộ đệm khí (LCAC), xe tăng, thiết giáp, nhân viên đổ bộ và các phương tiện tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo.
Để đáp ứng nhu cầu này, JSDS Shimokita được trang bị 2 động cơ diezen 2 trục đẩy, công suất 26.000hp, có khả năng đạt vận tốc lên đến 22 hải lý/h.
Ngoài các thiết bị vận thăng, của đổ bộ hạng nặng, tàu còn được trang bị hệ thống pháo hạm hạng trung, phía trước, sau và pháo hạm cỡ nhỏ hai bên mạn tàu.
Ngoài các thiết bị vận thăng, của đổ bộ hạng nặng, tàu còn được trang bị hệ thống pháo hạm hạng trung, phía trước, sau và pháo hạm cỡ nhỏ hai bên mạn tàu.
Đặc biệt JSDS Shimokita LST-4002 có khả năng vận tải 330 binh lính, 6 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 16 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 hoặc 1400 tấn hàng hóa.
Tàu cứu hộ LCAC được chỏ trên tàu Shimokita có khả năng đi trên cát và mọi địa hình, tốc độ tối đa 90km/h.
Trong thảm họa sóng thần Nhật Bản vào tháng 3/2011, Tàu cứu hộ LCAC đã tham gia tích cực vào công tác cứu nạn, cứu hộ cho người dân Nhật Bản.
Những thiết bị mà chỉ trên Shimokita mới có
Thêm một số hình ảnh bên trong tàu vận tải đổ bộ JSDS Shimokita (LST-4002) của Hải quân Nhật Bản:
Tàu sở hữu hệ thống thiết bị điện tử tối tân
Hệ thống radar và pháo hạm được đặt ở mũi tàu
Tàu Shimokita là niềm tự hào của Hải quân Nhật Bản trong các hoạt động cứu hộ, nhân đạo
Trong thảm họa sóng thần Nhật Bản vào tháng 3/2011, Tàu cứu hộ LCAC đã tham gia tích cực vào công tác cứu nạn, cứu hộ cho người dân Nhật Bản.
Tàu sở hữu khoang chứa cực lớn với sức chứa lên đến 330 binh lính, 6 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 16 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 hoặc 1400 tấn hàng hóa.
Bên trong cabin tàu đệm khó LCAC
Sức chúa khủng của chiến hạm
Một góc tàu đệm khí LCAL trên tàu Shimokita
Tàu đệm khí LCAC
Cửa đổ bộ 2 bên hông chiến hạm Shimokita
Tàu sở hữu sân bay trực thăng hạng nặng đủ sức để 16 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook cất và hạ cánh