Lên boong dạo ngắm cảnh, chụp ảnh và hít thở không khí trong lành của biển là một trái nghiệm đặc biệt trên vịnh Hạ Long |
Thế nên các chủ tàu miễn cưỡng không cho khách lên vị trị này để ngắm cảnh, chụp ảnh, thư giãn, khiến du khách bức xúc, thất vọng.
Lâu nay, đi thăm quan trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, hầu hết du khách đều leo lên boong dạo – vị trí mà văn bản gọi là “mui” – để ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành của biển.
Tuy nhiên, theo cách hiểu của văn bản 2812, khi tàu đang chạy trên vịnh, du khách chỉ được ngồi ở trong phòng.
Ngay khi các chủ tàu thực hiện lệnh của UBNDTP.Hạ Long, rất nhiều du khách bức xúc bởi tham quan vịnh Hạ Long không thể theo kiểu: xuống tàu, chui vào phòng, rồi chui vào hang và ngược lại. Hơn nữa, rất nhiều du khách yêu thích cảnh đẹp, không khí trong lành của vịnh Hạ Long, nên trở lại để du ngoạn trên biển, chứ không vào thăm các hang động.
Các nhà tàu vừa giải thích, vừa lấy tre, gỗ, dây thừng chặn cầu thang lên boong dạo để thực hiện lệnh của thành phố.
Nhiều chủ tàu buộc phải chặn cầu thang lên boong dạo sau khi có lệnh của thành phố |
Theo ông Hồ Quang Huy – Phó chủ tịch UBND TP.Hạ Long – thành phố ra văn bản trên căn cứ theo Điều 54, nghị định 93 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
Ông Huy cũng cho biết đã có văn bản đề nghị Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh giải thích mạn, mui, nóc… cho các chủ tàu và du khách.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về đăng kiểm, “mui” là từ dùng trong dân gian; Nghị định 53 có nhắc đến “mui”, nhưng chỉ dành các ghe, tàu nhỏ, nhất là ở ĐBSCL, còn không tồn tại trong thuật ngữ chuyên ngành cũng như trong các hồ sơ thiết kế, đăng kiểm của các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
Cụ thể, với các loại tàu du lịch chỉ có boong chính, boong dạo, boong nóc…
“Trên vịnh Hạ Long, có những tàu được phép cho khách lên boong dạo, nhưng cũng có một số tàu không được phép, tùy theo thiết kế của từng tàu. Tàu mà có boong dạo, hệ thống lan can, cầu thang lên…, nghĩa là đã được cơ quan đăng kiểm cho phép khách lên boong ngắm cảnh. Thông thường, để cho phép 1/3 lượng khách lên boong dạo thì cơ quan đăng kiểm đã tính toán dù cho 100% lượng khách lên, nhưng vẫn ở mức an toàn” – ông Phùng Ngọc Việt – Trạm trưởng trạm đăng kiểm phương tiện thủy, Sở GTVT Quảng Ninh – cho biết.
Tất nhiên, việc cho du khách lên boong dạo cũng cần phải quản lý chặt chẽ, nhằm đảo bảo an toàn cho du khách. Nhưng, với những tàu có boong dạo, hệ thống lan can, cầu thang như thế này nghĩa là đã được cơ quan đăng kiểm cho phép khách lên boong ngắm cảnh. |
Trong khi chờ đợi câu trả lời làm rõ “mui” là gì thì có thông tin: các tàu lại được phép cho du khách lên boong dạo. Tuy nhiên, nhiều chủ tàu cho biết họ không nhận được thông tin này, hoặc nếu có thì chỉ qua truyền miệng, nên không dám làm trái lệnh thành phố vì sợ bị phạt rất nặng.
Theo các chủ tàu, nếu cấm thì cần tuyên bố rõ ràng, sau khi đã xác minh “mui” là gì; còn nếu tiếp tục cho phép du khách lên boong dạo thì cũng nên có thông báo rộng rãi một cách chính thức.
Theo Lao Động