-
-
-
- 11:00 ngày 16/11/2016
-
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội): Liên quan bạo lực học đường, có thể thấy rằng giáo dục hiện nay định hướng “Tiên học lễ hậu học văn”, tuy nhiên vừa qua thầy cô chửi mắng học trò, học sinh đánh nhau...
Bộ trưởng nói cần đưa Giáo dục công dân vào, vậy những môn khác ra sao nếu không sẽ học lệch, học tủ. Biện pháp nào để chấn hưng đạo đức học đường chứ không chỉ đưa vào môn Giáo dục công dân? -
11:00 ngày 16/11/2016
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) tranh luận: Hiện tại giáo dục đào tạo đang bất cập giữa quy mô các trường và cơ cấu kinh tế - xã hội. Có trường quy mô rất lớn chỉ có 8 học sinh là rất buồn.
Điều đáng quan tâm là học càng cao thất nghiệp càng lớn. Vậy bộ có giải pháp gì để cơ cấu lại các trường?
Hiện nay chúng ta báo cáo hoàn thành xoá mù chữ cơ bản, nhưng vừa qua điều tra 21% số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên không thể đọc, viết và không hiểu được một câu bằng tiếng phổ thông. Bộ trưởng nên có giải pháp tập trung cho nguồn nhân lực vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số? -
10:59 ngày 16/11/2016
Đại biểu Trần Thị Quyết Tâm tranh luận: Tôi cảm thấy Bộ trưởng trả lời chưa thoả đáng. Bộ trưởng nói không cấm dạy thêm, học thêm là tôi không đồng ý. Theo tôi không được cấm dạy và học thêm chính đáng của giáo viên và học sinh nhưng cấm lợi dụng để bắt ép học sinh học, gây bức xúc xã hội.
Ví dụ giáo viên không dạy hết nội dung chính khoá ở lớp để về nhà dạy thêm. Hay kiểm tra 15 phút trên lớp toàn đem nội dung dạy thêm ra kiểm tra, phụ huynh phản ánh nhiều và bức xúc. Nên cấm trường hợp nào và không cấm trường hợp nào.
Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp phối hợp với địa phương để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm, tránh gây bức xúc và gánh nặng cho xã hội.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi hoàn toàn đồng tình với đại biểu Tâm. Như tôi đã trả lời, cấm là cấm tràn lan không đúng, còn những trường hợp hợp lý là nhu cầu tự thân.
Tôi nhận trách nhiệm rồi, thời gian có để ý chỉ đạo nhưng cần sát thực thêm với địa phương các trường để chấn chỉnh một cách hiệu quả.
10:42 ngày 16/11/2016
-
-
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi xin tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Về vấn đề thi trắc nghiệm nếu không hiệu quả, Bộ sẽ xem xét.
-
Về giải pháp đối với sinh viên thất nghiệp, phải gắn với đầu ra và phải có dự báo. Nhưng vấn đề này vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Tôi cũng nhận trách nhiệm về vấn đề này.
Về con em dân tộc nguồn và cử tuyển, đây chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tài chính khó khăn nhưng Chính phủ vẫn ưu tiên đối với khu vực này. BộBộ GD-ĐT sẽ làm việc kỹ hơn với Bộ Nội vụ và chủ nhiệm Ủy ban dân tộc để có chính sách cụ thể đối với nhóm đối tượng này. -
10:35 ngày 16/11/2016
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội): Về vấn đề học thêm, dạy thêm, cử tri cho rằng một số giáo viên dạy thêm mang tính vụ lợi. Đề nghị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì với vấn đề này và trách nhiệm của Bộ trưởng?
Các đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Đinh Duy Vượt (Gia Lai), Đỗ Việt Nga (Hải Dương)... chất vấn Bộ trưởng về việc nhiều trường tự đặt chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ mong đạt chỉ tiêu còn không để ý đến việc đào tạo để sinh viên sau này có việc làm; giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu việc làm của thị trường; thi trắc nghiệm....
- 11:00 ngày 16/11/2016
-
10:26 ngày 16/11/2016
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Về tình trạng học sinh thất nghiệp, đề nghị Bộ trưởng nói rõ về giải pháp. Về đào tạo con em dân tộc thì chủ trương về nguồn đúng nhưng về sử dụng nguồn vẫn chưa rõ. Bộ trưởng cho biết có nên tiếp tục cử tuyển hay không?.
Đại biểu Phạm Quang Dũng (Nam Định): Chất lượng giáo dục hiện nay yếu kém, đề nghị Bộ trưởng trả lời nguyên nhân để tìm đúng căn nguyên của vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắc Nông): Về kỳ thi quốc gia hiện nay có thể hiện sự lúng túng trong kế hoạch triển khai hay không thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng cũng cho biết về vấn đề việc làm, định hướng nghề nghiệp từ THPT?09:53 ngày 16/11/2016
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắc Nông): Liên quan kỳ thi quốc gia, Bộ trưởng cho biết thi trắc nghiệm có ảnh hưởng gì đến chất lượng kỳ thi 2017, việc dạy và học cấp phổ thông? Bộ có biện pháp gì để tránh tiêu cực trong thi cử?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi là phương thức kiểm tra kiến thức, còn có thể thi tự luận, trắc nghiệm. Kiểm tra kiến thức cơ bản phổ thông, đảm bảo tính toàn diện, minh bạch, khách quan. Đặc điểm kỳ thi này là thí sinh rất đông, hàng triệu em, nên có nhiều hình thức thi. Phương thức nào cũng có cái hay và hạn chế, còn lựa chọn thì căn cứ theo điều kiện.
Việc thi trắc nghiệm cân nhắc rất kỹ, phần lớn chuyên gia nhất trí vì đánh giá được số lớn hàng triệu em, kiểm tra được kiến thức toàn diện.
Các nước cũng làm như vậy như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước tiên tiến áp dụng công nghệ. Đây là trắc nghiệm khách quan và chuẩn hoá. Đây là phương thức tối ưu.
Hiện các trường, các nơi về cơ bản thấy tốt. -
09:50 ngày 16/11/2016
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang tranh luận lại: Vấn đề chính sách cử tuyển, tôi đồng tình với Bộ trưởng. Nhưng vấn đề là đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có chất lượng cao, như tự thi vào ĐH và sau ĐH. Thực tế đãi ngộ, sử dụng nhân tài còn tản mạn, thậm chí lạc hậu. Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp thời gian tới vì đây là nguồn lực rất quan trọng.
-
09:50 ngày 16/11/2016
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang: Đào tạo sau Đại học. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức, Bộ trưởng có giải pháp gì?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đào tạo chất lượng cao có nhiều yếu tố. Chúng tôi nhìn chung chất lượng đào tạo có được cải thiện. Tuy nhiên, một số lượng không nhỏ không đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Trước hết trách nhiệm của Bộ về ban hành chuẩn chất lượng. Hiện hệ thống văn bản quản lý chất lượng còn thiếu, chưa đồng bộ dẫn đến các trường ĐH không biết dựa vào văn bản nào. Vấn đề này rút kinh nghiệm và đang rà soát để xây dựng hệ thóng văn bản.
Về giám sát và chế tài còn hạn chế, “du di”. Vào rồi thì du di ra trường tiếp tục học, ý kiến khác bảo thắt chặt. Tôi nghiêng về ý kiến thứ 2, nên tới đây có lộ trình siết chặt chất lượng.
Về giáo dục chất lượng cao cho người dân tộc, có trường bán trú, nội trú và có ưu tiên. Tuy nhiên, việc xét đầu vào, nhất là cử tuyển chưa chặt chẽ dẫn đến người học chưa đáp ứng yêu cầu. Cử tuyển chưa bám sát yêu cầu học xong làm gì, thành ra khi về địa phương khó bố trí công việc. Sắp tới phải rà soát để cử tuyển gắn với yêu cầu.
-
09:40 ngày 16/11/2016
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá): Sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm gây lãng phí. Trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp thời gian tới thế nào? Với tư cách tân Bộ trưởng, có quyết tâm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, giải quyết dạy thêm học thêm, bạo lực họ đường...?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Dạy thêm học thêm là tự thân, chỉ tránh tràn lan không đúng mục tiêu. Bộ có các hướng dẫn, chỉ thị để uốn nắn việc này đúng hướng. Đến nay, vấn đề dạy thêm học thêm có xu hướng đi vào ổn định, nhưng luôn tiềm ẩn hiện tượng dạy thêm học thêm miễn cưỡng. Bộ sẽ sát sao, cùng địa phương, nhất là Sở tăng cường giám sát.
Tuy nhiên giải pháp này chưa phải là gấp, mà quan trọng là chỉnh lại chương trình cho gọn nhẹ. SGK đang được rà soát lược bỏ nội dung không phù hợp, không cần thiết hoặc nội dung trùng lặp để chương trình nhẹ hơn, hợp lý hơn. Đề nghị địa phương phối hợp giám sát mạnh hơn để chấn chỉnh dạy thêm học thêm biến tướng.
Còn về bạo lực học đường là vấn đề gây bức xúc, có thật và có hướng gia tăng. Số sinh viên, học sinh có hành vi bạo lực là bộ phận nhỏ nhưng làm cho xu hướng đạo đức lối sống của một bộ phận có nguy cơ không kiểm soát được.
Nguyên nhân thì có nhiều, có gia đình, xã hội... nhưng trách nhiệm của Bộ nhận đầu tiên là giáo dưỡng ngay từ nhỏ, học đạo đức, giáo dục công dân. Việc đưa giáo dục công dân vào thi tốt nghiệp vừa qua có một số ý kiến, nhưng quan điểm là có thi thì trường mới dạy và có học. Thứ 2 là lịch sử cũng đưa vào. Đối với học sinh phổ thông thì học toàn diện. Giáo dục công dân sẽ góp phần giảm bạo lực học đường.
-
09:38 ngày 16/11/2016
Đại biểu Lê Minh Chuẩn: Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đứng 11/12 quốc gia ở Châu Á được WB khảo sát. Bộ có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới? Việc phân luồng học sinh giáo dục sau đào tạo dẫn đến thừa thầy thiếu thợ, có giải pháp gì để khắc phục?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chất lượng giáo dục có nguyên nhân quan trọng là nằm ngay từ chương trình chưa bám sát yêu cầu thị trường lao động, dẫn đến đào tạo ra không sát. Đào tạo chưa chú trọng kỹ năng thực tế, tiếp xúc thực tế.
Có chỉ đạo khi mở chương trình phải có ý kiến nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có thực tế là chúng tôi chưa sát sao xem họ có ý kiến hay không. Còn phân luồng, trong nhưng năm gần đây Bộ cố gắng nhưng kết quả cũng rất hạn chế. Phân luồng thể hiện ngay cả trong chương trình, như gần hết lớp 9 các môn học thì xã hội, công nghệ tăng và nội hàm phải thực tiễn. Khi giảng dạy cũng phải tương thích, tránh qua loa, cưỡi ngựa xem hoa.
Còn khi vào THPT có tính hướng nghiệp thì làm chưa tốt. Chúng tôi thấy trách nhiệm rất cao. Sắp tới trong xây dựng chương trình và SGK cần coi trọng. Với THPT tính hướng nghiệp rõ nét và có điều kiện, giáo viên để các cháu có định hướng nghề tốt.
Vừa rồi Thủ tướng ban hành khung hệ thống giáo dục quốc dân được chuyên gia đánh giá cao. Giữa giáo dục nghề nghiệp và hệ thống giáo dục khác là liên thông với nhau. Tôi tin rằng với những giải pháp và chỉ đạo sắp tới, tính phân luồng sẽ chủ động.
-
09:35 ngày 16/11/2016
Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị): 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp không có việc làm, trong khi địa phương đang có trường trung cấp, cao đẳng vẫn đào tạo nhờ ngân sách. Bộ trưởng cho biết giải pháp gì để tránh lãng phí kinh phí và nguồn lực được đào tạo, có nên duy trì cách thức đào tạo hiện nay?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không phải sinh viên nào ra cũng có việc làm, ngay Đại học Harvad cũng vậy. Cần qua quá trình thực tế, tuy nhiên, nội dung kiến thức kỹ năng nhà trường hết sức quan trọng để sinh viên ra trường không phải đào tạo lại, gây lãng phí.
Hiện 80% ra trường có việc làm. Số sinh viên có việc làm ngay thì rơi vào nhóm trường cấp trên, có bề dày, có kinh nghiệm. Còn phần lớn không có việc làm, phần lớn sinh viên này tập trung ở những trường mới thành lập, chất lượng yếu.
Tới đây, Bộ làm mạnh, áp dụng chuẩn với trường và ngành để hỗ trợ trường yếu kém theo hướng trở thành trường thành viên của trường lớn, hoặc phân viện...Bộ đã làm việc với VCCI, DN để đào tạo bổ sung. Hiện ngành sư phạm thừa nhiều, khoảng 70.000, giờ đào tạo bổ sung để cố gắng sử dụng số giáo viên theo chuẩn, tránh lãng phí, để họ theo nghề.
Xưa nay ta quan tâm quá nhiều đầu vào nhưng quan trọng là đào tạo và đầu ra. Vừa qua yêu cầu báo cáo sinh viên tốt nghiệp, sắp tới trường nào không báo cáo, báo cáo không đúng hoặc có việc làm không cao thì sẽ hạn chế những trường này. Còn về những nguyên nhân khác cần bộ ngành, địa phương có giải pháp.
Bộ trưởng cho biết, tới đây có giải pháp, trong đó có học bổng với sinh viên là người dân tộc thiểu số học giỏi tự thi vào ĐH và sau ĐH. Bộ sẽ đề nghị các trường miễn học phí cho những em này. Hiện có nhiều quỹ học bổng thì có hỗ trợ. Còn chính sách chế độ trên mặt bằng chung. Số này không nhiều nhưng là hạt nhân sau này quay về phục vụ địa phương.
-
-
Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội): Đến 2020, đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia trong hệ thống giáo dục quốc dân có đạt mục tiêu như mong muốn đề ra? Đòi hỏi ngoại ngữ sinh viên cao hơn giáo viên có nghịch lý không?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không đạt mục tiêu. Vì, dạy và học ngoại ngữ có tính chất lâu dài, đây là nhiệm vụ không chỉ trước kia, bây giờ mà còn tiếp tục liên quan đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Để đạt mục tiêu như đề án mong muốn cần thời gian và chi phí rất lớn. Khi xây dựng đề án đưa ra lộ trình và quyết tâm cao, nhưng thực hiện gặp vấn đề về chuẩn bị, thời gian, kinh phí, nhưng chúng tôi nhận trách nhiệm, là khi xây dựng đề án phải hết sức thiết thực, khả thi, bám sát thực hiện.
Gần đây rà soát để điều chỉnh về cách tiếp cận sau đó mới mục tiêu. Đề án 2020 không phải chịu trách nhiệm đào toạ ngoại ngữ cho tất cả đối tượng vì như thế không khả thi.
Chương trình nội dung phải thống nhất, biên soạn hệ thống, trong đó tính hội nhập quóc tế chứ không phải biên soạn theo năng lực các thầy các cô.
Tập trung đào tạo cho giáo viên, vì trước đây khâu này chưa chuẩn bị kỹ nên khi tực hiện gặp khó khăn.
Phương thức để tổ chức giảng dạy không nhất thiết phải có bằng cấp mà ai cũng có quyền và được hưởng thành quả hội nhập, được học. Do đó thiết kế phương thức được thiết kế phù hợp, đặc biệt nhấn mạnh xã hội hoá, là tâm điểm tạo ra môi trường, động lực.
Với cách tiếp cận đó đã điều chỉnh lại và sắp tới trình Chính phủ. Cũng cần thấy rằng giai đoạn đầu thực hiện đề án đã đạt được nhiều kết quả. -
08:52 ngày 16/11/2016
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ đã gửi báo cáo đại biểu về các vấn đề đại biểu quan tâm; gửi báo cáo trả lời đại biểu chất vấn. Trong phiên họp thảo luận về KT-XH, Bộ lắng nghe 15 ý kiến quan tâm lĩnh vực, Bộ chủ động trả bằng văn bản. Trước phiên chất vấn này, theo yêu cầu, Bộ cũng đã trả lời các đại biểu.
GD-ĐT luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Đây là cơ hội rất lớn nhưng thách thức không nhỏ. Vừa quan ngành cố gắng đạt được kết quả nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ, so với mong mỏi của cử tri đồng bào thì còn bất cập, yếu kém.
Thay mặt hơn 1,4 triệu thầy cô, xin lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội chuyển tải ý kiến cử tri để trao đổi, làm rõ, tiếp thu để ngành làm tốt hơn. -
08:51 ngày 16/11/2016
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
-
08:46 ngày 16/11/2016
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Về quản lý đất đai, chúng ta huy động và thực hiện quyết liệt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ trưởng khẳng định đây cũng là vấn đề nóng. Hiện nay vấn đề cấp giấy sử dụng đất còn bất cập. Chúng ta sẽ tăng cường quản lý đồng thời xử lý cán bộ nhũng nhiễu trong quản lý đất đai.
Về khai thác khoáng sản, tôi đồng tình với đánh giá của các đại biểu quốc hội. Bộ cũng đã trình Chính phủ về việc sửa đổi quản lý khai thác khoáng sản. Đặc biệt là khai thác cát. Trong khai thác cát sẽ quy định trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra khai thác cát trái phép.
Về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu: Nguyên nhân bắt nguồn từ hai nguyên nhân là thiên tai và nhân tai. Chúng ta không bị động và có chiến lược cụ thể đối với các khu vực.
BĐKH chúng ta đã phê chuẩn hiệp ước paris về biến đổi khí hậu và thủ tướng cũng đã phê chuẩn chiến lược biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ phát huy nội lực để chống biến đổi khí hậu. -
08:41 ngày 16/11/2016
Đánh giá tác động môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, công cụ đánh giá tác động môi trường hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Năng lực của các tổ chức đánh giá môi trường còn hạn chế. Chưa có quy định chặt chẽ trách nhiệm của tổ chức tư vấn.
Bộ trưởng cho biết ghi nhận ý kiến đại biểu trong tiêu cực trong đánh giá tác động môi trường và sẽ khắc phục xử lý.
Bên công cụ quản lý hành chính, Bộ trưởng đánh giá cao ý kiến của đại biểu đoàn Hà Nội về thực hiện công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Hiện nay chúng ta có sử dụng một số công cụ kinh tế nhưng theo bộ trưởng hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức. Thời gian tới chúng ta sẽ ứng dụng công cụ kinh tế mà các nước trên thế giới ứng dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Về sự cố biển miền Trung, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, đã thanh tra từ tháng 6 và đến tháng 9 có kết luận. Theo Bộ trưởng thì kết luận thanh tra chưa chỉ ra sai sót vì họ còn đang xây dựng công trình về công nghệ.
Về trách nhiệm các cá nhân đã xin lỗi và đền bù thiệt hại cho người dân. Kiểm điểm ngay từ ngày đầu xảy ra theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ. Bộ kiểm điểm nghiêm túc, không né tránh. Hiện công tác kiểm tra đang được trình lên cấp trên xem xét theo quy định. Khi có kết quả sẽ công bố cho nhân dân được biết.
Bộ trưởng cũng khẳng định hiện nay môi trường của các tỉnh miền Trung đã an toàn. “Biển miền Trung đã an toàn”, bộ trưởng nhấn mạnh.
Quá trình đền bù thiệt hại, theo bộ trưởng về cơ bản 4 địa phương đang tiến hành khẩn trương giai đoạn 1 đền bù cho người dân. Lãnh đạo trung ương và địa phương đang lắng nghe ý kiến người dân để tiền đền bù đến đúng đối tượng.
Bộ trưởng cũng cho biết, nền sinh thái biển phục hồi thì phải có thời gian. Công việc này đã có đánh giá đầy đủ và đã chuyển Bộ NN&PTNT để phục hồi môi trường biển. -
08:15 ngày 16/11/2016
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn về nội dung:
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư. Việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong các dự án để xảy ra sự cố môi trường; Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; Việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều hành nội dung chất vấn. -
08:14 ngày 16/11/2016
Bộ trưởng Trần Hồng Hà (ảnh: Tuổi trẻ) 08:14 ngày 16/11/2016
-
Đầu giờ sáng nay (16/11), Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ là người đăng đàn tiếp theo, trả lời về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp; Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực.
Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020.
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân sẽ trả lời các chất vấn về vấn đề tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức; đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.
Ngày 17/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn trong ngày 2 ngày 15 và 16/11.
Theo VOV