Bộ GD&ĐT quyết định phương án tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành công văn số 4237/BGDĐT-QLCL  hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022, trong đó có Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ảnh báo Thanhnien.vn
Ảnh báo Thanhnien.vn

Từ năm 2014 trở về trước (trong 13 năm), thi tốt nghiệp và thi đại học là độc lập với nhau, nghĩa là có 2 kỳ thi phục vụ cho hai mục đích khác nhau như tên gọi của nó.

Giai đoạn 2015 - 2020, hai kỳ thi này đã được nhập làm một với tên gọi Kỳ thi THPT Quốc gia.

Trải qua 6 năm, trước yêu cầu đổi mới, năm 2021 Bộ Giáo dục và Đạo tạo một lần nữa đổi tên lại thành Kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, kết quả của kỳ thi Tốt nghiệp 2021 đã bộc lộ những bất thường rất lớn như: Điểm thi 2021 tăng mạnh, đặc biệt là môn tiếng Anh với phổ điểm kỳ dị có hai đỉnh. Số điểm 10 lên tới hơn 24.000, gấp hơn 4 lần năm ngoái. Điểm chuẩn có trường tăng xấp xỉ 11. Các trường Đại học Hồng Đức, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất hiện mức chuẩn từ 30 trở lên. Vấn đề trở nên nóng bỏng hơn khi mà điểm chuẩn ở nhiều trường tăng quá cao, “30 điểm vẫn trượt đại học”.

Hôm qua (27/9) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành công văn số 4237/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, với nhiều điểm tương đồng kỳ thi năm 2021.

Theo đó, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo phương án tổ chức giai đoạn 2022-2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Để để đảm bảo an toàn và chất lượng cho kỳ thi sẽ diễn ra trong năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và nhấn mạnh về các phương diện như truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp; thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, tăng cường quản lý nhà nước, công tác nhân sự, tập huấn nghiệp vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; chỉ đạo và tổ chức thi, xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có)....

1. Đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

a) Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.

b) Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Cụ thể:

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022-2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GDĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở GDĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;

- Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát; 3

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;

- Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (nếu có).

(Trích công văn 4237 /BGDĐT-QLCL)