Cụ thể, UBND tỉnh Bình Dương đã mua lại Trạm thu phí An Phú đường ĐT 743 (thị xã Thuận An) của Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Bình Dương.
Ngoài việc xóa trạm thu phí này, tỉnh Bình Dương còn đầu tư thêm tiền thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường dài khoảng 5,3 km. Đồng thời xây bổ sung các cầu vượt tại các nút giao là điểm nóng thường kẹt xe như ngã sáu An Phú, ngã tư 550 và nút giao Sóng Thần.
Tổng chiều dài dự án là 12,3 km với vốn đầu tư lên đến 1.330 tỷ đồng song khi dự án hoàn thành, Bình Dương vẫn không mở lại trạm thu phí.
Hiện tại, tỉnh Bình Dương cũng đang đầu tư thực hiện nhiều dự án giao thông quan trọng khác với vốn đầu tư từng dự án lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Đơn cử, đường Tân Vạn - Mỹ Phước- Bàu Bàng dài hơn 64 km, là trục đường kết nối quan trọng của Bình Dương và của khu vực Đông Nam Bộ với vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, hai tuyến đường ĐT 746, ĐT 747B cũng đang được mở rộng thành sáu làn xe với tổng chi phí gần 1.500 tỷ đồng.
Theo Sở GTVT tỉnh Bình Dương, nhu cầu vốn cho giao thông vận tải giai đoạn 2016- 2020 vào khoảng 253.648 tỷ đồng, bình quân hằng năm khoảng 50.730 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh chưa có kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Ở các độ địa phương, Bình Dương là tỉnh đầu tiên có hành động thực tế xoá bỏ các trạm thu phí BOT để giảm áp lực phí đường lên doanh nghiệp và người dân. Trước đó, nhiều tỉnh đã đề nghị Bộ Tài chính, Bộ GTVT xem xét giảm phí BOT tại một số trạm, nhưng địa phương mua lại trạm thu phí để xoá bỏ trạm đó thì Bình Dương là tỉnh đầu tiên thực hiện thành công. Trước đó nữa, Bộ GTVT cũng từng trả lại tiền đấu thầu quyền thu phí tại một số trạm cho một số doanh nghiệp, nhưng là trả lại để chuyển sang hình thức thu khác, hoặc giao cho doanh nghiệp khác thu.