Công tác chống bão số 9 tiến hành quyết liệt tại các tỉnh miền Trung (Ảnh: Hoà Bình ghép) |
Chìm 2 tàu, mất tích 26 thuyền viên trong bão số 9
Video Thuỷ Tiên, Công Vinh phát tiền cứu trợ tại miền Trung trước siêu bão số 9
Khẩn cấp sơ tán dân, đóng cửa 6 sân bay vì "siêu bão"
Hôm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Ban Chỉ đạo tiền phương đã họp chỉ đạo công tác ứng phó bão số 9 đến tận nửa đêm.
Ngay hồi chiều ngày 27/10, vừa ập vào vùng biển Việt Nam, đáng buồn là “siêu bão” đã đánh chìm hai tàu cá đang trên đường tránh bão, hiện tại 26 thuyền viên gặp nạn mất tích vẫn chưa liên lạc được.
Cụ thể, tàu BĐ96388-TS/12 LĐ bị chìm lúc 13h30 ngày 27/10 tại khu vực cách bờ Phú Yên 330 km về phía Đông, có 12 thuyền viên. Tàu BĐ97469-TS/14 LĐ bị chìm cách Hòn Tre (Khánh Hòa) 310 km, có 14 thuyền viên trên tàu.
Theo Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV (Nhatrang MRCC), cho biết, mặc dù đã duy trì phương án phát thông báo khẩn cấp cả đêm qua để liên lạc tìm kiếm tàu cá BĐ 96388 TS bị chìm trên vùng biển Phú Yên và tàu BĐ 97469 bị chìm trên vùng biển Khánh Hòa nhưng vẫn không thể nào liên lạc được.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực IV cho biết giải pháp trước mắt là đã gọi được cho tàu bạn đã đi cùng tàu bị nạn BĐ 96388 TS (hai tàu này đi cách nhau 4 hải lý), để xác minh lại khu vực tàu bị nạn như thế nào. Tàu bạn cũng đã đi tìm BĐ 96388 TS từ chiều qua mà chưa thấy cũng như không có bất cứ manh mối nào từ 12 thuyền viên gặp nạn trên tàu. Công cuộc tìm kiếm sau đó buộc phải dừng lại vì sóng to, gió quá lớn và trời đã tối.
Theo tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải thì hiện tại sóng lớn, gió giật cấp 10-11, chưa thể điều phương tiện và lực lượng ra khơi tìm 26 thuyền viên mất tích.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo tiền phương lúc nửa đêm hôm qua, ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết hiện bão số 9 có dấu hiệu đi chậm lại, và giảm cấp nhưng mức độ giảm không lớn. Dự báo 10 giờ sáng nay 28-10, bão sẽ vào đến đất liền, gió bắt đầu giật mạnh từ khoảng 2 giờ.
Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, khi vào Biển Đông, bão số 9 (Molave) di chuyển rất nhanh, không hề có các yếu tố làm "tiêu hao năng lượng", nên bão liên tục tăng cường độ khi tiến gần đất liền.
Lý giải về sự bất thường này, các chuyên gia khí tượng thuỷ văn đánh giá cơn bão số 8 trước đó, khi vào Biển Đông thì xuất hiện một khối không khí lạnh và khô phía trước nên làm bão giảm cường độ nhanh chóng. Còn siêu bão số 9 Molave khi vào Biển Đông không chịu tác động bởi khối không khí lạnh và khô nên cường độ không giảm.
Ngoài ra, bão Molave di chuyển vào giữa 2 Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa nên không bị ma sát với đảo, chính vì vậy cường độ không giảm. Ngay khi bão di chuyển vào vùng biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ - vì đây là vùng biển thoáng, không có vật cản nên bão không giảm cường độ.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên đi chống bão (Ảnh: Anh Ngọc) |
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo tiền phương lúc nửa đêm hôm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt nhấn mạnh về công tác tìm kiếm cứu hộ các tàu bị mất liên lạc, bị chết máy ở Bình Định. “Hiện tại, vẫn còn 2 tàu còn chưa thoát được khu vực nguy hiểm và một tàu chết máy, công tác tiếp cận vô cùng khó khăn. Những tàu mặc dù được đưa vào khu vực an toàn, nhưng vẫn cần lưu ý về công tác đảm bảo an toàn neo đậu vì đây là cơn bão rất mạnh" – Phó thủ tướng nói.
Tại Phú Yên, Khánh Hoà, Đà Nẵng đã mưa rất to từ chiều và tối hôm qua. Gió lớn làm đổ nhiều xây xanh, tốc mái tôn nhiều nhà. Tại các tỉnh miền Trung, rất nhiều khách sạn mở cửa miễn phí đón bà con đến trú bão. Thông tin chi tiết có đăng tải trên các báo điện tử địa phương để người dân có thể dễ dàng tìm kiếm, liên lạc cứu trợ.