Ba lý do tại sao con người cần kiên trì đáp xuống sao Hỏa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tuần này, tàu thám hiểm của NASA mang tên Perseverance đã vượt qua bầu trời sao Hỏa và hạ cánh xuống hành tinh, hoàn thành bước rủi ro nhất để thực hiện nhiệm vụ lịch sử. 
Ảnh: Zhihu
Ảnh: Zhihu

3 giờ 55 phút sáng 19/2 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) đã hạ cánh thành công chiếc tàu thám hiểm Sao Hỏa tiên tiến nhất của họ, Perseverance, xuống bề mặt hành tinh đỏ, nơi vốn từ lâu được xem là “nghĩa địa” chôn tàu vũ trụ.

Perseverance là tàu thăm dò thứ 5 của NASA hạ cánh thành công lên sao Hỏa, khi kết thúc sứ mệnh sẽ tiêu tốn gần 3 tỷ USD.

Đại dịch covid-19 và kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, có thể nói đây là khoảng thời gian khó khăn nhất kể từ khi loài người bước vào thời đại không gian. Tại sao chúng ta phải đầu tư những nguồn lực khoa học và công nghệ tốt nhất vào "hành tinh sa mạc" lạnh lẽo, hoang vắng và đầy bức xạ vào lúc này?

Nếu bạn không hiểu tại sao NASA muốn đưa một tàu thám hiểm tỉ đô "du lịch" một hành tinh khô cằn và mang về một vài tảng đá, dưới đây là ba lý do bạn cần biết.

1. Hệ sinh thái Trái Đất mong manh

Có bằng chứng cho thấy sao Hỏa và sao Kim, hai hành tinh gần chúng ta nhất, có thể từng có sự sống. Nhưng ngày nay, chúng đã trở thành những nơi có hệ sinh thái vô cùng tồi tệ.

Tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh xuống miệng núi lửa Jezero. Những hình ảnh cho thấy lưu vực đầy bụi của miệng núi lửa Jezero: một lòng hồ cổ xưa có thể là nơi chứa sự sống của vi sinh vật cách đây 3,5 tỷ năm, khi nó chứa đầy nước.

Nhưng vì một lý do nào đó, sao Hỏa đã mất phần lớn bầu khí quyển, trở nên khô cằn và lạnh giá, không phù hợp cho sự sống mà chúng ta biết ngày nay.

Môi trường sinh thái của sao Hỏa, quá trình thay đổi từ tốt sang xấu, rất đáng để khám phá. Nếu hai người hàng xóm của Trái Đất có môi trường từ thân thiện đến khắc khiệt vì một lý do nào đó, chúng ta có thể khám phá những lý do từ họ và tránh cho Trái Đất "lặp lại sai lầm".

Chúng ta tưởng tượng Trái Đất như một quả bóng lớn trôi nổi đầy sức sống, nhưng thực tế nó mong manh hơn chúng ta nghĩ nhiều.

Từ quỹ đạo, có một đường ôxy phát sáng màu xanh lục phía trên Trái Đất, đánh dấu rìa bầu khí quyển. Đường phát sáng này cho thấy sự mong manh thực sự của vùng có thể sinh sống được trên hành tinh của chúng ta. Vùng sinh sống không phải là toàn bộ hành tinh mà chỉ là một "bong bóng nhỏ" trên bề mặt kéo dài từ mực nước biển đến độ cao vài dặm, không bao gồm vùng cực.

Từ góc độ này, mọi người gần như cảm thấy bong bóng này rất dễ vỡ. Bong bóng sao Hỏa sẽ vỡ, và có lẽ Trái đất cũng vậy.

2. Nắm bắt cuộc cách mạng công nghệ mới

Cựu Tổng thống Mỹ Kennedy từng nói rằng con người kiên trì đưa người lên Mặt Trăng không phải vì nó đơn giản mà vì nó rất khó.

Tất nhiên, đây không phải là lý do thực sự. Chương trình Apollo trong thời đại không gian phần lớn được thúc đẩy bởi các cân nhắc về quân sự và địa chính trị. Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã lãng phí rất nhiều GDP trong cuộc chạy đua không gian trong Chiến tranh Lạnh. Điều này nghiêng về niềm tự hào dân tộc và sức mạnh kinh tế hơn là khoa học và khám phá.

Tuy nhiên, cuộc đua này đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống trên Trái đất.

Có quá nhiều thay đổi về công nghệ trong truyền thông, Internet và tất cả đều phát triển từ Dự án Apollo. Nó bắt đầu như một cuộc thi công nghệ giữa các cường quốc và hiện đã thay đổi vô số khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người.

Khám phá sao Hỏa đòi hỏi vô số đổi mới kỹ thuật và công nghệ. Những gì chúng ta học được từ việc đương đầu với những thách thức có thể kích hoạt cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo và mang đến phát minh vượt qua tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng hiện nay.

3. Elon Musk: Trái Đất không an toàn

Chắc nhiều người đã nghe điều này. Elon Musk hiện là một trong những người giàu nhất thế giới, ông muốn xây dựng một thành phố trên sao Hỏa và biến con người trở thành một "giống loài giữa các vì sao".

Elon Musk có một quan điểm được nhiều người đồng tình. Ông tin rằng Trái Đất không an toàn như người ta tưởng. Các vụ nổ Mặt Trời quy mô lớn, tác động của sao chổi, sự phá hủy của hạt nhân, sự sụp đổ môi trường, và thậm chí những thảm họa mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến có thể hủy diệt Trái Đất.

Vì vậy, việc con người có một "kế hoạch dự phòng" là hoàn toàn hợp lý.

Theo Zhihu