15 biểu tượng cảm xúc khiến không ít “tín đồ” mạng xã hội nhầm lẫn

VietTimes – Cư dân mạng có xu hướng chèn những biểu tượng cảm xúc (emoji) vào các văn bản như một cách "thay lời muốn nói". Tuy nhiên, hầu hết mọi người nhầm lẫn về ý nghĩa của các biểu tượng này.

Biểu tượng sơn móng tay ngoài tượng trưng cho hành động, còn được sử dụng để thể hiện thái độ thờ ơ, không quan tâm.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Đây thực chất là một chiếc Furin - chuông gió Nhật Bản. Vật dụng này được mô tả là chiếc chuông thủy tinh với một dải giấy trang trí phía dưới. Vẻ ngoài của biểu tượng này khiến không ít người hiểu lầm đây là sứa.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng như sắp khóc này thực ra là biểu cảm cầu xin hoặc nài nỉ. Một số trường hợp, icon này đại diện cho sự tôn thờ hoặc xúc động trước cử chỉ yêu thương.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide


Biểu tượng này không “buồn” như mọi người vẫn tưởng. Khuôn mặt cau có và mắt nhìn sang một bên đã truyền tải nhiều loại cảm xúc tiêu cực, bao gồm khó chịu, không hài lòng, gắt gỏng và hoài nghi, như thể đang lườm ai đó.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng khuôn mặt không có miệng biểu thị nhiều ý nghĩa rất khác nhau như không nói nên lời, khiêm tốn và im lặng. Bên cạnh đó, icon cũng truyền tải những cảm xúc tiêu cực như thất vọng hoặc buồn bã.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng cuốn lịch với một ngày cụ thể tượng trưng cho các sự kiện sắp tới hoặc ngày kỷ niệm nổi tiếng thế giới.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng hình mũi tên được gọi là dấu hiệu Shoshinsha dành cho người mới bắt đầu lái xe. Các tài xế mới ở Nhật Bản phải gắn biểu tượng này trong một năm sau khi có bằng lái xe.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Đây là biểu tượng Ba chú khỉ thông thái, đại diện cho “3 không”: không nhìn thấy điều ác, không nghe thấy điều ác, không nói điều ác. Trong văn hóa Nhật Bản, có một hàm ý sâu xa hơn trong biểu tượng này, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Đây là biểu tượng của loại dưa Yūbari nổi tiếng Nhật Bản với giá trị lên đến 5 triệu yên Nhật. Theo đó, hình ảnh này tượng trưng cho những món quà sang trọng, đắt đỏ như giá trị quả dưa này.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Đây là icon biểu thị nghĩa gốc là cơn lốc xoáy, bão hoặc gió lốc. Một số người thích dùng biểu tượng này để miêu tả sự chóng mặt hoặc đơn giản chỉ là để trang trí.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng mặt cười lật ngược được sử dụng để biểu thị sự mỉa mai, châm biếm, đùa cợt hoặc châm biếm sự ngốc nghếch.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Thiết bị điện tử kỳ lạ này thực chất đây biểu tượng máy nhắn tin, thịnh hành vào những năm 1980 – 1990. Chiếc mày này thường được đeo trên thắt lưng để thông báo về cuộc gọi hay tin nhắn văn bản ngắn. Hiện nay, biểu tượng của thiết bị này thường được dùng để giao tiếp kỹ thuật số hoặc hoài niệm về công nghệ cũ.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng mặt trời này là mặt sau của những thẻ bài hoa (hanafuda) ở Nhật Bản, một trò chơi truyền thống của quốc gia này.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Đây là biểu tượng những con búp bê trang trí trong lễ kỷ niệm Hinamatsuri – ngày của các bé gái, tổ chức vào ngày 3 tháng 3 ở Nhật Bản. Hình ảnh miêu tả Hoàng đế Nhật Bản (bên trái, màu xanh lam, cầm vương trượng) và Hoàng hậu (bên phải, màu đỏ, cầm quạt) trong trang phục nghi lễ cung đình.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biểu tượng như một cảnh báo nguy hiểm này thực chất là một chiếc đèn izakaya – loại đèn lồng bằng giấy đỏ truyền thống của Nhật Bản, thường được treo bên ngoài các nhà hàng, quán bar nhỏ tại quốc gia này.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Theo BrightSide