Lamborghini Countach 1985: Những phiên bản đầu tiên của Countach thực chất không hề có cánh gió. Sau đó, những chủ xe đã mang xe ra ngoài và nhờ các nhà độ thiết kế để lắp thêm. Bất ngờ thay, Lamborghini thấy rằng khách hàng mình rất thích có thêm cánh gió, cuối cùng hãng đã thêm nó vào danh sách tùy chọn vào giữa những năm 1980. Mặc dù cánh gió khiến chiếc xe nặng hơn, chỉ số cản gió cũng tăng lên. Thế nhưng, 1 chiếc Countach mà không có cánh gió thực sự trông thật "dị".
Porsche 911 GT2 1995: Với những dòng xe hiệu suất cao, Porsche luôn dành những thiết kế cánh gió vô cùng độc đáo. Ví dụ như chiếc GT2 đời 1995 này, được lấy cảm hứng từ chiếc đuôi của con cá voi. Và tới nay, thiết kế này vẫn được sử dụng với dòng 911 GT3 RS.
Plymouth Superbird / Dodge Daytona 1970: Mopar (một nhánh sản xuất xe theo yêu cầu của Fiat Chrysler Automotive) muốn thống trị giải đua NASCAR năm 1970 vậy nên họ đã thiết kế 1 chiếc cánh gió cực lớn để có thể tạo ra một lực ép khủng khiếp xuống mặt đất. Để có thể mang những chiếc xe như thế tới NASCAR, thì dòng xe đó cũng phải có phiên bản đường phố của nó và tất nhiên nó trở thành một trong những dòng xe cơ bắp kinh điển nhất của Mỹ.
Ford Escort Cosworth 1992: Với những ai mong muốn sở hữu chiếc xe được đánh giá cao về tầm nhìn đằng sau thì họ nên tìm đến chiếc Escort Cosworth. Chiếc xe có thiết kế cánh gió rất lạ khi có những 2 cánh gió phía sau. 1 chiếc ở nắp cốp, 1 chiếc vuốt từ phần mái ra. Thiết kế đặc biệt này đến từ Giám đốc thiết kế của Jaguar tại thời điểm đó - ông Ian Callum.
Toyota Supra 1993: Thoạt nhìn, thiết kế đơn giản của cánh gió này khiến nhiều người nghĩ rằng nó chỉ để "làm màu". Nhưng thực chất, khi xe di chuyển ở tốc độ cao, cánh gió giúp chiếc xe "dính" chặt xuống mặt đường.
Dodge Viper ARC 2016: Chiếc xe này thực chất là 1 phiên bản xe đua GT được hợp pháp hóa trên đường phố. Với cánh gió "khổng lồ" đằng sau, nó giúp chiếc xe tạo ra một lực ép tương đương với trọng lượng của nó khi di chuyển ở tốc độ cao.
Subaru Impreza 22B - STI 1998: Chiếc cánh gió cỡ lớn lần đầu tiên được xuất hiện trên huyền thoại Subaru 22B. Đây được coi là chiếc xe có ngoại hình đẹp nhất được "ra lò" bởi STI với phần cản trước được thiết kế khác, mâm xe màu vàng, logo màu hồng và tất nhiên là bao gồm cả phần cánh gió ấn tượng phía sau.
Mercedes-Benz E190 2.5-16 Evolution II 1990: Cosworth - một công ty nhỏ chuyên nâng cấp sức mạnh và hệ thống điện tử của xe đã nâng cấp động cơ 2.5L của E190 và trang bị thêm cánh gió và những chi tiết tăng khả năng khi động học cho xe. Kết quả là cánh gió khiến chiếc xe trở nên vô cùng độc đáo trong phân khúc hạng sang.
BMW 3.0 CSL 1972: BMW đã sản xuất một số ít phiên bản đường phố của chiếc 3.0 CSL và đã "thống trị" dòng xe đua Touring vào những năm 1970 với cánh gió phân đôi vô cùng độc đáo.
Chevrolet Corvette Z06 2015: Trên chiếc "con vẹt" đời mới này, có lẽ những ai mới nhìn qua chắc hẳn không mấy ấn tượng với cánh gió của nó. Nhưng cánh gió này lại được đánh giá là 1 trong những thiết kế độc đáo nhất trong ngành sản xuất ô tô. Với cánh gió này, chiếc Corvette có thể tạo ra lực ép khủng khiếp xuống mặt đường, đặc biệt khi người lái đẩy chiếc xe tới cực điểm của sức mạnh.
Theo Trí thức trẻ