10 câu chuyện hoang đường về giảm cân khiến bạn càng tăng cân

VietTimes -- Khi nói về giảm cân, có nhiều quan niệm sai lầm mà bạn có thể mắc phải. Nó không những làm hỏng nỗ lực ăn kiêng của bạn mà còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thậm chí khiến bạn tăng cân vùn vụt.

1. Đường nâu tốt hơn đường trắng

1 muỗng cà phê đường nâu chứa 17 calo. 1 muỗng cà phê đường trắng chứa 16 calo.

Nhiều người tin rằng một lối sống lành mạnh là phải ăn đường nâu thay vì đường trắng vì đường nâu chứa canxi, kali, sắt và mangan có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng.

Hàm lượng canxi, kali hay sắt trong đường nâu là rất nhỏ và những loại đường này hầu như không khác nhau: sự khác biệt chính là hương vị và màu sắc.

2. Bột yến mạch là thức ăn sáng tốt nhất

Bột yến mạch chỉ tốt nếu bạn tự làm và chắc chắn nó không mang lại lợi ích sức khỏe gì nếu bạn chỉ đổ nước sôi vào hỗn hợp đóng gói sẵn. Thực phẩm ăn liền chứa rất nhiều carbonhydrates, tỉ lệ này sẽ tăng nếu bạn thêm trái cây, mật ong hoặc hạt vào.

Đó là lý do tại sao nếu bạn thực sự muốn có bữa ăn lành mạnh cho bữa ăn sáng, bạn nên dành khoảng 10 đến 15 phút để tự nấu bột yến mạch.

3. Tất cả các loại rau củ đều tốt cho sức khỏe

Hầu như tất cả các chế độ ăn uống và các quy tắc ăn uống lành mạnh đều cho rằng rau quả tốt cho sức khỏe và bạn nên ăn càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiếm người lại suy nghĩ về điều kiện nuôi trồng những loại rau mà chúng ta ăn mỗi ngày. Chúng có thể chứa thuốc trừ sâu và phân bón nitrat.

Một số loại rau có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu trong cơ thể bạn. Nó phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

4. Cà phê giúp bạn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày

Trung bình, caffeine cần từ 15 đến 45 phút để truyền khắp mạch máu và đánh thức cơ thể. Hiệu ứng giảm dần trong 5-6 giờ sau đó. Do đó, nếu bạn uống một tách cà phê lúc 8 giờ sáng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi gấp đôi vào lúc 2 giờ chiều.

Cà phê kích thích sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu dẫn đến cảm giác bùng nổ năng lượng, Ngay khi mức glucose giảm xuống, “pin” của bạn sẽ chết. Đó là lý do tại sao cà phê sẽ không khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực suốt cả ngày.

Tuy nhiên, đồ uống này cũng có rất nhiều lợi ích cho cơ thể chứ không chỉ là khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.

5. Dầu ô liu không nên sử dụng để chiên

Một trong những lý do chính khiến thông tin này thực sự phổ biến là vì điểm đốt dầu ô liu. Nhiều người nghĩ rằng thức ăn sẽ không có thời gian để chiên đúng cách trước khi dầu bị cháy. Đó là một sai lầm. Điểm đốt cháy nhiệt độ của dầu ô liu là 375°F. Và hầu hết các sản phẩm chúng ta ăn được nấu chín ở nhiệt độ thấp hơn.

Thêm vào đó, dầu ô liu không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như quảng cáo. Nó chứa vitamin K, sắt, kali, canxi và natri; nhưng liều lượng không đủ lớn để ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe.

6. Muối biển tốt hơn muối ăn

Chắc chắn rằng bạn đã qua nghe thông tin rằng muối biển tốt hơn muối ăn. Thực tế, điều này không hề đúng. Cả hai đều được làm bằng muối ở biển. Muối ăn được xử lý và làm sạch tất cả các chất cặn trong khi muối biển có thể chứa nhiều vi chất khác nhau.

Bạn đừng quên rằng muối ăn rất giàu iốt (40 mg / kg), sự thiếu hụt iốt có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ngoài iốt (0,7 mg / kg) và các tạp chất khác, muối biển có thể chứa kim loại nặng. Tuy nhiên, số lượng các thành phần là khá nhỏ, vì vậy chúng rất khó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

7. Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao có hại cho tim và gây béo phì

Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo bão hòa cao và chứa nhiều calo. Đó là lý do tại sao những người ăn kiêng chỉ ăn những sản phẩm sữa ít chất béo. Sữa giàu chất béo và phô mai làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã kết luận rằng điều này không đúng. Dung nạp các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao không ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tim mạch mà thậm chí còn làm giảm nguy cơ béo phì.

Ở những nước có đàn bò chăn trên đồng cỏ, các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo sẽ giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh tim xuống 69%.

8. Tất cả calo đều giống nhau

Thực tế, lượng calo trong một thanh kẹo và lượng calo trong cải Brussel là hoàn toàn khác nhau vì chúng có cách trao đổi chất khác nhau. Chúng cũng có tác động trực tiếp đến quá trình đốt cháy chất béo, hooc môn và trung tâm của não kiểm soát sự thèm ăn.

Ví dụ, một chế độ ăn giàu protein có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên tới 80-100 calo mỗi ngày và giảm cảm giác đói. Do đó, không thể đánh đồng calo từ các thực phẩm khác nhau.

9. Không nên ăn đêm

Thực tế lại không phải như vậy. Thời gian bạn tiêu thụ calo không quan trọng đối với cơ thể mà nó phụ thuộc vào chất lượng và số lượng. Các nhà khoa học từ Mỹ đã chứng minh điều này bằng cách sử dụng khỉ trong cuộc khảo sát. Họ phát hiện ra rằng những con khỉ tiêu thụ thức ăn vào ban đêm không tăng cân nhiều hơn những con ít khi ăn vào ban đêm.

Một lần nữa, nguyên tắc "đốt cháy nhiều hơn tiêu thụ" đúng với tất cả những người không mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

10. Có những chế độ ăn kiêng không hiệu quả

Mọi người thường cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu đó không quan trọng thực phẩm bạn tiêu thụ: một số người không ăn chất béo trong khi nhiều người không ăn protein và carbonhydrates nhưng cũng có người chỉ đơn giản là cắt giảm thực phẩm hoàn toàn. Dù sao, nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, bạn chắc chắn sẽ giảm cân. Nhưng nếu bạn quay trở lại thói quen ăn uống thông thường, cân nặng của bạn lại tăng vùn vụt.

Mỗi người nên có chế độ ăn hiệu quả theo cách riêng, phù hợp với thể chất và không nên áp dụng quá nhiều chế độ ăn riêng biệt.

Theo Bright Side