Thanh tra Chính phủ: Năm năm nữa mới đẩy lùi, phản công tham nhũng

Theo Thanh tra Chính phủ nhận định, đến năm 2020 mới bắt đầu đẩy lùi tham nhũng và khi nào đẩy lùi thì mới phản tham nhũng công được.
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng

Ngày 29-10, tại buội họp báo thường kỳ quý III- 2015, trả lời câu hỏi của báo chí về việc nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn hiệu quả của phòng chống tham nhũng, cho rằng hiện nay mình vẫn phòng ngự chứ chưa phản công, đến bao giờ thì mình tấn công, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội Trần Đình Nhã.

Ôn Hùng bình luận: “Hình tượng hóa đó nói rất sát trong công tác phòng chống tham nhũng đề ra ngay từ đầu, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng”.

Qua công tác phòng chống tham nhũng hàng năm thì mới bước đầu ngăn chặn trên một số lĩnh vực, chưa có nhận định nào nói chúng ta đã đẩy lùi được tham nhũng. Chúng ta mới ở bước ngăn chặn, mục tiêu đề ra là đến năm 2020 mới bắt đầu đẩy lùi tham nhũng. Khi nào đẩy lùi tham nhũng được thì mới phản công được.

Về vấn đề kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, ông Ngô Mạnh Hùng cho hay thời gian vừa rồi đứng trước yêu cầu đánh giá để sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng nên chưa thể tiến hành phê duyệt đề án này như một đề án riêng lẻ mà đưa vào Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi như một chế định. Khi Luật phòng, chống tham nhũng được đánh giá toàn diện và sửa đổi thì nội dung đề án có thể phải điều chỉnh theo.

Trả lời câu hỏi của báo chí về công tác đánh giá hiện trạng tham nhũng hiện nay đã bám sát thực tế hay chưa, ông Ngô Mạnh Hùng cũng cho rằng, hành vi tham nhũng có độ “ẩn” rất cao.

“Có bao nhiêu vụ thì các cơ quan thống kê không thể thực hiện được. Cả thế giới và việt Nam đều thế vì nó là loại tội phạm ẩn. Chính vì vậy con số trong báo cáo chủ yếu phản ánh kết quả làm được của cơ quan chức năng chứ không nói được tương quan giữa thực tế” - ông Ngô Mạnh Hùng nói.

Đối với vấn đề đề xuất bỏ án tử hình với tội tham nhũng, theo ông Hùng, việc này có liên quan cả về hợp tác quốc tế. Có những tội phạm trốn ra nước ngoài không chấp nhận dẫn độ nếu các đối tượng đó có thể bị tử hình. Cho nên giảm hình phạt để tăng xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng là một quan điểm phù hợp với xu hướng của quốc tế.

Theo tuổi trẻ