“Tôi nghe nhiều người nói rằng, công nghệ thông tin đang hiện đại, họ sử dụng vệ tinh thì có cần thiết xây tháp không? Theo tôi hiểu, ở đây còn là tổ hợp bao gồm cả khách sạn, nhà hàng… nếu vậy thì cũng phải nghiên cứu tới tính khả thi, tính hiệu quả của dự án như thế nào…?”, ông Chung đặt vấn đề.
Ông Chung nói thêm, trong một buổi họp với Chính phủ mới đây, ông được biết, phương án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới được VTV trình trước đó có quy mô diện tích là 14,5 ha. Tuy nhiên, VTV lại trình phương án xin mở rộng diện tích lên tới 49 ha.
“Nếu VTV mở rộng quy mô dự án tới 49ha, thì xin thưa rằng sẽ có tới hàng mấy nghìn hộ dân nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng. Phươngánđó khócó thể khả thi”, ông Chung nói.
Hơn nữa, tại buổi làm việc cả Thủ tướng và lãnh đạo Hà Nội đều khẳng định "chỉ đồng ý cho VTV nghiên cứu phương án 14,5 ha, chứ không thể đồng ý với phương án 49 ha", vị Chủ tịch thành phố thông tin thêm.
Tuy nhiên, ông Chung cũng cho hay, đó là về chủ trương ban đầu, hiệnvẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về dự án này.
Vì thế, ông Chung mong muốn thông qua các phương tiện truyền thông tiếp tục ghi nhận thêm nhữngý kiến phản biện từ các nhà nghiên cứu, cácnhà khoa học và các hiệp hội làm cơ sở xem xét tính khả thi của dự án này.
Dân lợi gì?
Trao đổi với Đất Việt, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - Nguyễn Thành Lương cho biết,hiện VTV cùng 2 đối tác là Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG đã thành lập Công ty CP Tháp truyền hình Việt Nam để xây dựng tòa tháp 636 m - cao nhất thế giới - tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội).
VTV không chỉ xây tháp và khối đế tháp với tổng diện tích khoảng 14,1 ha mà còn xây dựng khối phụ trợ bao gồm các chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện. Trong các phương án của VTV trình Chính phủ, thì riêng mật độ xây dựng chung cư cao cấp từ 30% đến 50% diện tích (khoảng 300.000 - 600.000 m2).
Đáng chú ý, VTV đã có công văn xin Thủ tướng Chính phủ hàng loạt ưu đãi vốn chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn.
Cụ thể là xin miễn hoàn trả chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng ban đầu, hạ tầng chung; xin áp dụng cơ chế ưu đãi theo hình thức giao đất, miễn 100% tiền sử dụng đất, thuế đất và miễn chi phí giải phóng mặt bằng...
VTV còn đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo, các năm còn lại áp dụng thuế suất 10%. Miễn thuế nhập khẩu cho các vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu, linh kiện… phục vụ xây lắp.
Kinh phí đầu tư của dự án cũng rất khổng lồ, từ 1,3 đến 1,5 tỉ USD, trong đó chỉ riêng phần khối tháp là 900 triệu USD.
Theo VTV, khoản tiền này là từ nguồn vốn huy động, vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV. Về phía SCIC, được lấy từ nguồn vốn kinh doanh theo quy định tại Nghị định 151/2013/NĐ-CP (từ quỹ đầu tư phát triển của SCIC, số dư hiện tại khoảng 11.000 tỉ đồng); về phía BRG là từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.
TheoĐất Việt