Theo Youtube, yếu tố then chốt để sản xuất các video VR 360 độ ấn tượng là phải làm cho phù hợp với độ nét của thị giác con người. Điều đó có nghĩa là phải tạo ra các video 60 pixel trên mỗi độ của góc nhìn (60 PPD).
Youtube nói rằng khả năng truyền tải các video VR chất lượng phụ thuộc vào tốc độ kết nối Internet và thiết bị được sử dụng. Để làm cho video VR trở nên chân thực hơn, video 360 độ phải được chiếu trên màn hình chữ nhật. Quá trình này được gọi là phép chiếu trực giao. Nhưng công nghệ này cũng tồn tại một số nhược điểm. Hình ảnh chất lượng cao hơn sẽ xuất hiện ở trên cùng và dưới cùng của màn hình. Đây không phải là nơi mà người dùng nhìn nhiều nhất.
Chính vì vậy, Youtube và DayDream đã áp dụng một công nghệ gọi là Hình khối Cân bằng (EAC) để cải thiện hình ảnh ở giữa màn hình, nơi mọi người đều chú ý đến.
Youtube và DayDream đã thử nghiệm các hình thức chiếu khác nhau, sau đó tiến hành khảo sát và nhận thấy rằng EAC đã “nịnh mắt hơn”. Người dùng thiết bị Android được sử dụng công nghệ này đầu tiên. Trong thời gian tới, các video VR công nghệ EAC sẽ được cung cấp cho người dùng iOS và người dùng máy tính cá nhân.
Theo Android Authority