Bài viết của Gao đển cập đến phiên bản mới nhất máy bay tấn công mặt đất Su-25SM3 Nga, sử dụng kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường Syria . Theo Trong quá trình hiện đại hóa chiếc xe tăng bay tấn công mặt đất này của Nga, Su-25 gần như mới hoàn toàn do được lắp động cơ mới, thay thế hầu như tất cả các trang thiết bị và hệ thống điện tử trên thân.
Chiếc máy bay cường kích mặt đất này có thể đánh trả các máy bay tiêm kích hoặc ném bom mang tên lửa đối không, tiêu diệt các máy bay không người lái bằng tên lửa không đối không R-77 và R-27.
Máy bay cường kích Su-25 Nga. Ảnh RG
|
Để tăng khả năng sống còn trên chiến trường, Su-25SM được lắp hệ thống tác chiến điện tử "Vitebsk-25", gây nhiễu loạn các đầu tự dẫn của tên lửa cơ động MANPAD. Những bộ khí tài tác chiến điện tử mới (EW) sẽ khiến cho máy bay khó bị tấn công hơn bằng tên lửa đất đối không dẫn đường radar.
Ngoài ra, các nhà thiết kế đã lắp đặt trên chiếc cường kích Grach thiết bị ngắm ném bom có độ chính xác cao SVP-24 "Hephaistos", cho phép phi công sử dụng bom thông thường tương tự như bom "thông minh". Hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cho phép xác định tọa độ bay với độ chính xác lên đến 10 mét trong mọi điều kiện thời tiết.
Theo chuyên gia Charlie Gao: "So với máy bay cường kích A-10C, Su-25SM3 của Nga nhanh hơn và có lợi thế đặc biệt, đó là hệ thống dẫn đường nằm ở phần mũi máy bay. Nhưng chính cách bố trí này có phần hạn chế khả năng ngắm bắn của máy bay khi sử dụng súng tự động thông thường".
Máy bay cường kích A-10C Thunderbolt Mỹ. Ảnh warfile
|
Chiếc A-10 Thunderbolt Mỹ vẫn duy trì được ưu thế trong sử dụng tên lửa quang - điện tử theo nguyên tắc "bắn - quên", nhưng những tên lửa có đầu tự dẫn quang – điện tử xuất hiện nhược điểm, các trang thiết bị EW hiện đại ngăn chặn được các tên lửa tự dẫn khá hiệu quả. Tuy nhiên, Su-25 SM3 có một điểm yếu, bộ khí tài dẫn đường mục tiêu bằng laser trên máy bay cho phép Su-25 đánh trúng tên lửa vào mục tiêu trong mọi biện pháp phản kích điện tử (bức xạ điện trường), nhưng trong khoảng thời gian chiếu xạ laser dẫn đường, máy bay phải bay theo một quỹ đạo cố định cho đến khi tên lửa trúng mục tiêu.
Thực tế chiến tranh ở Syria cho thấy, mỗi loại máy bay có lợi thế riêng của nó, A-10 có lợi thế trong hỏa lực súng tự động rất mạnh, tên lửa đầu tự dẫn quang điện từ “bắn – quên”. Su-25 thiên về ném bom chính xác, tên lửa được dẫn đường bằng laser.
Về cơ bản, các hai lực lượng Nga và Mỹ đều không thể thiếu máy bay cường kích chiến trường như A-10 và Su-25. Những chiếc máy bay này đóng vai trò quyết định giành thắng lợi trong cuộc chiến chống chiến tranh du kích, bạo loạn như ở Syria.