Dự án tiêm kích đa nhiệm thế hệ 6 của Anh. Ảnh minh họa Popular Mechanic |
Vén bức màn lụa tại Triển lãm Hàng không Farnborough ngày 16.07.2018, Tổng thư ký Bộ quốc phòng Anh Gavin Williamson giới thiệu với người tham dự một mô hình quy mô đầy đủ của tiêm kích tương lai Tempest, một sản phẩm định hướng của Vương quốc Anh về máy bay tiêm kích đa nhiệm tàng hình hai động cơ sẽ được đưa vào phục vụ năm 2030.
Tempest là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Anh do được áp dụng hầu hết các công nghệ tiên tiến của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 như vũ khí năng lượng định hướng tùy chọn, được lắp đặt trực tiếp hoặc mang theo, khả năng triển khai và kiểm soát các phi đoàn máy bay không người lái. Nhưng việc phát triển chiếc máy bay này cũng có thể là đòn chiếu hết (gambit) sau thời kỳ Brexit cho hợp tác quốc phòng toàn diện với Đức và Pháp.
Tempest được tích hợp hàng loạt các công nghệ mới, vượt trội những công nghệ đã sử dụng ở F-35, có nghĩa là tiêm kích Anh sẽ là máy bay chiến đấu "thế hệ thứ sáu" đầu tiên mà những thiết kế ngày càng tăng trên danh sách của các quốc gia tiên tiến. Một số phóng viên quốc phòng và các chuyên gia hàng không bắt đầu công bố nhiều chi tiết từ các cuộc họp báo của Bộ quốc phòng Anh, đặc biệt là phóng viên Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia.
Dự án tiêm kích tiên tiến thế hệ thứ 6Tempest của Anh. Ảnh tài khoản Twitter Tim Robinson
|
Một trong những công nghệ quan trọng nhất của tiêm kích Tempest là tùy chọn lưỡng dụng, tiêm kích có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái. Từ tiêm kích Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái UAS, gây khó khăn cho hệ thống phòng không đối phương và tăng khả năng sống còn của máy bay.
Một công nghệ khác cũng được trang bị cho Tempest (có khả năng trở thành tiêu chuẩn cho các máy bay chiến đấu tương lai) được gọi là “khả năng hợp tác thông tin”. Đó là khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cảm biến và thông tin đa chiều phối hợp tấn công hoặc phòng ngự.
Tempest sẽ có vũ khí năng lượng định hướng, tốc độ siêu âm, có thể hành trình với tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào hình thái chiến thuật “không đối không” và không đối đất. Các máy bay chiến đấu Anh cũng sẽ sử dụng vũ khí năng lượng định hướng với "hiệu ứng phi động lực."
Điều đó nghĩa là gì? Đó là một câu hỏi khó trả lời, với vũ khí chính người Anh sẽ loại trừ các loại vũ khí phá hủy và đốt cháy như laser hoặc tên lửa thông thường, trên hình ảnh tweet của Tim Robinson cho thấy mũi máy bay phát ra sóng bức xạ điện từ thay vì một chùm tia. Điều đó có thể là vũ khí xung điện từ vô hiệu hóa các thiết bị điện tử của máy bay đối phương hoặc các bộ phát sóng viba công suất lớn, có khả năng phá hủy các thiết bị điện tử trên máy bay đối phương. Trong lĩnh vực công nghệ năng lượng định hướng và tác chiến điện tử không đề cập đến loại súng điện từ trường thay thế các loại pháo tự động gắn trên máy bay.
"Đội Tempest" được gọi tập đoàn liên doanh các doanh nghiệp quốc phòng, thiết kế và sản xuất máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 8, chủ lực là công ty BAE, trước đây được gọi là Công ty hàng không vũ trụ Anh. Hãng sản xuất động cơ nổi tiếng Rolls Royce sẽ cung cấp động cơ đẩy. Công ty châu Âu (và Anh) MBDA sẽ tập trung phát triển vũ khí và công ty quốc phòng Ý Leonardo sẽ thiết kế các cảm biến radar khác nhau và trang thiết bị tác chiến điện tử.
Tại sao Anh cần một máy bay chiến đấu do chính nước Anh chế tạo ra? Một từ cho câu trả lời: Brexit. Vương quốc Anh đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu năm 2016. Chính phủ Anh và ngành công nghiệp của quốc đảo này bắt đầu một tương lai của nền công nghiệp quốc phòng độc lập. Những chiếc Typhoon của Không quân Hoàng gia sẽ lỗi thời vào đầu những năm 2030 và buộc phải thay thế, máy bay chiến đấu thế hệ 6 Tempest là giải pháp cứu cánh. London có thể mua các máy bay chiến đấu nội địa và thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp quốc gia.
Tiêm kích đa nhiệm thế hệ 6 Tempest sẽ là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Máy bay tiêm kích đa nhiệm nếu theo thiết kế sẽ vượt trội F-35, cạnh tranh khốc liệt với dự án máy bay tiêm kích đa nhiệm Pháp - Đức mới được công bố gần đây, dự án máy bay tiêm kích của Nhật Bản và bất kỳ máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ, Nga và Trung Quốc chào bán tại thời điểm Tempest trở thành hiện thực. Một Vương quốc Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu sẽ rất khốc liệt năm 2030.
Tempest là một canh bạc rất lớn đối với Vương quốc Anh, kiểm tra năng lực công nghiệp quốc phòng của quốc gia này, có thể độc lập sản xuất một máy bay chiến đấu hạng nhất mà không phụ thuộc vào Mỹ hay EU? Dự án sẽ tiêu tốn hàng tỷ đô la của chính phủ và mất gần 20 năm để ra được sản phẩm. Nếu London thất bại, đây sẽ là một đòn đánh khủng khiếp đối với một đất nước đã tạo ra những huyền thoại như Sopwith Camel, Spitfire và Lightning – đặt dấu chấm hết cho ngành công nghiệp máy bay chiến đấu của Vương quốc Anh.
Tempest được đặt tên theo truyền thống của các máy bay Anh, đặt tên theo các hiện tượng của (Tornado, Typhoon, Tempest). Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử, ngày cả các công nghệ siêu hiện đại của F-35 cũng đã kịp thời lỗi thời. Là máy bay thế hệ 6, Tempest phải "vô hình" với radar, điều khiển được các phi đội không người lái, "tương tác và trao đổi" với các máy bay đồng minh và làm tê liệt hoặc tiêu diệt các máy bay đối phương bằng bức xạ điện từ. Loại vũ khí chưa từng được thấy này nghe có vẻ giống như thuật sĩ Prospero từ The Tempest của Shakespeare.