Tương lai khó khăn của các công ty công nghệ Trung Quốc tại Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ấn Độ mới đây đã cấm nhiều ứng dụng Trung Quốc. Điều này khiến triển vọng phát triển của các công ty công nghệ từ Trung Quốc xấu đi tại quốc gia Nam Á này.
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP

Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử Ấn Độ đã đưa thêm 54 ứng dụng có liên kết với Trung Quốc vào danh sách cấm của mình với lý do lo ngại về an ninh.

Theo The Economic Times, ngay cả các ứng dụng thuộc sở hữu của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Tencent Holdings, NetEase và chủ sở hữu Alibaba Group của South China Morning Post cũng bị cho vào danh sách hạn chế. Được biết hơn 200 ứng dụng Trung Quốc đã bị cấm sử dụng tại Ấn Độ trong hai năm qua.

Các ứng dụng bị cấm lần gần đây nhất có cả những ứng dụng nổi tiếng như WeChat của Tencent và nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok của ByteDance. Đây là nỗ lưc mới nhất của Ấn Độ nhằm "phân mảnh cơ bản trong bối cảnh kỹ thuật số" đã được Alex Capri, một nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation, cho biết trong nhiều năm.

Ấn Độ, một nền kinh tế đang phát triển, được nhiều công ty công nghệ Trung Quốc coi là mảnh đất màu mỡ để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi Xiaomi, Vivo, Oppo và Realme của Trung Quốc đã trở thành những gã khổng lồ thống trị thị trường điện thoại thông minh tại Ấn Độ, nhiều ứng dụng Trung Quốc từng rất phổ biến ở quốc gia Nam Á này nay đã bị cấm sử dụng.

Căng thẳng về chính trị và sự khác biệt về văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã góp phần khiến New Delhi liên tục giám sát các ứng dụng Trung Quốc, theo Capri.

Trước đó, lệnh cấm kể từ tháng 6 năm 2020, chính phủ Ấn Độ đã đưa nền tảng blog Weibo, ứng dụng mua sắm thời trang trực tuyến Shein và 55 ứng dụng khác của Trung Quốc vào danh sách đen của mình, đồng thời cáo buộc chúng “có hại cho chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, quốc phòng của Ấn Độ, an ninh của nhà nước và trật tự công cộng”.

Ngoài ra, lệnh cấm lớn nhất được đưa ra vào tháng 9 năm 2020, khi New Delhi chặn 118 ứng dụng, bao gồm cả sàn mua sắm trực tuyến Taobao của Alibaba. Hai tháng sau, sàn thương mai điện tử xuyên biên giới AliExpess cũng được thêm vào danh sách này.

Theo báo cáo của công ty phân tích AppsFlyer vào năm 2021, thị phần ứng dụng Trung Quốc tại Ấn Độ đã giảm mạnh xuống 29% vào năm 2020 so với 38% của năm trước. Theo Capri, các công ty công nghệ Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn. Ông nói: “Sẽ ngày càng khó để họ có thể tách mình khỏi nhà nước Trung Quốc".

Được biết, cư dân mạng Trung Quốc hôm thứ Ba đã lên tiếng bày tỏ sự tức giận về lệnh cấm của Ấn Độ đối với nền tảng Weibo. Trước đây tài khoản của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bị đóng vào tháng 7 năm 2020 sau một cuộc tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Một người dùng Weibo bình luận dưới một bài đăng về tin tức này: “Người Ấn Độ đang đưa mình trở lại xã hội nguyên thủy". "Tại sao Trung Quốc không đáp lại với những lệnh cấm tương tự?" một người dùng khác đã viết.

Theo SCMP