Trái Đất đã thay đổi thế nào qua “thử thách 10 năm”?

VietTimes – Trào lưu thử thách 10 năm đang lan truyền trên mạng xã hội và trở nên thu hút thời gian gần đây. Bên cạnh chia sẻ ảnh cá nhân, những biến đổi của Trái Đất cũng được đề cập nhằm nâng cao nhận thức trách niệm, khuyến khích mọi người hành động bảo vệ Trái Đất.

1. Sông băng Rhône, Thụy Sĩ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Bức ảnh cho thấy 10 năm qua sông băng Rhône đang tan chảy nhanh chóng. Sông đã thu hẹp 40 mét kể từ năm 2008. Để giải quyết tình hình, chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định bắt đầu phủ kín khu vực này bằng lớp phủ chống tia cực tím. Các chuyên gia tin rằng điều này sẽ giúp giảm đến 70% băng tan vào mùa hè.

2. Rừng nhiệt đới Amazon, Nam Mỹ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Khu vực Amazon đang đối mặt với nạn phá rừng nghiêm trọng. Giữa năm 2017 và năm 2018, có đến 7.900 km² diện tích khu rừng bị chặt phá trái phép.

3. Rạn san hô Great Barrier, Úc

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tưởng “tẩy trắng san hô” ồ ạt. Nguyên nhân là do tảo biển rời khỏi các polyp san hô, khiến san hô chết dần vì thiếu thức ăn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 25% các loài sinh vật biển, vì san hô là nơi trú ẩn cho hàng trăm ngàn động vật giáp xác và các sinh vật khác.

4. Sana’a, Yemen

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Thử thách này không chỉ mô tả các vấn đề môi trường. Người dân sống ở các khu vực liên tục xảy ra xung đột như Sana’a đã cho thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của chiến tranh đã làm thay đổi diện mạo thành phố như thế nào.

5. Sự nóng lên toàn cầu ở Alaska

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Alaska có lẽ là một khu vực chịu sự nóng lên toàn cầu rõ rệt hơn bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Mức độ carbon dioxide (CO2) tăng lên  dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ, làm cho băng tan sớm hơn bình thường và kết quả diện tích băng đã thu hẹp lại.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy băng ở biển Bắc Cực mất đi 3,7% thể tích sau mỗi 10 năm. Năm 2017, nhiệt độ bề mặt biển tăng lên 7,2 độ so với năm 1982-2010.

6. Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến gấu Bắc Cực

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Gấu Bắc Cực cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khi mùa hè trở nên nóng hơn và lượng băng giảm, nguồn thức ăn của gấu Bắc Cực đã giảm đi đáng kể.

Nhiều thập kỷ trước, Bắc Băng Dương được băng bao phủ ngay cả trong mùa hè, mang đến cho nguồn thức ăn dồi dào cho gấu Bắc Cực. Trong năm 2012, bề mặt băng bao phủ đã giảm đi 50% và có thể còn tồi tệ hơn trong vài thập kỷ tới.

7. Nhựa trong lòng đại dương

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Các nhà khoa học ước tính có khoảng 8.2 tấn chất thải nhựa tràn ngập các đại dương mỗi năm, nghĩa là có khoảng 82 triệu tấn mỗi thập kỷ! Không có gì ngạc nhiên khi đại dương của chúng ta ngày càng giống một thùng rác khổng lồ.

Một cuộc thám hiểm gần đây với sự góp mặt của Richard Branson đã phát hiện ra rằng rác thải nhựa thậm chí đã rơi xuống đáy Hố xanh khổng lồ!

8. Manta Point, Bali

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Như bạn có thể thấy, khoảng thời gian cho sự thay đổi giữa 2 bức ảnh này chỉ là 4 năm. Đáng chú ý, Manta Point thường không có nhiều rác thải nhựa. Theo nhân viên của Rich and the Aquamarine Diving Site, nước biển khá trong vào thời điểm trước và sau khi quay phim 1 ngày. Điều này có nghĩa là tất cả rác thải đang di chuyển bởi dòng chảy tốc độ nhanh, và không ai biết chúng sẽ trôi dạt về đâu?

9. Biển Aral (Kazakhstan và Uzbekistan)

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Biển Aral là một hồ nước mặn nằm trên biên giới Kazakhstan và Uzbekistan. Biển bắt đầu thu hẹp vào những năm 1960, khi chính phủ Liên Xô quyết định sử dụng các dòng sông Amu Darya và Syr Daryavđể tưới tiêu sa mạc, khiến biển Aral mất đi nguồn cấp nước chính. Vào những năm 2000, biển Aral chia thành Biển Bắc và Biển Nam, đến năm 2014, phần phía đông của Biển Nam đã khô cạn hoàn toàn. Bức ảnh bên phải được chụp vào năm 2000 và bên trái được chụp vào năm 2014.

10. Nạn phá rừng ở Borneo

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Bức ảnh này cho thấy hậu quả của việc nuôi trồng dầu cọ. Loài cây này hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy các khu rừng mưa nhiệt đới đang bị phá hủy để tạo không gian cho các đồn điền cọ. Đây là nguyên nhân của 47% trong tổng số vụ phá rừng ở Borneo kể từ năm 2000.

11. Guadeloupe, Pháp

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Sự nóng lên toàn cầu đã làm bờ biển Caribbean của đảo Guadeloupe, Pháp gần như bị chôn vùi dưới lớp tảo nâu đáng khổng lồ gọi là sargassum. Vấn đề bắt đầu vào năm 2011, sau khi nhiệt độ nước cao lên từ năm 2010 khiến dòng hải lưu và gió đổi hướng, khiến hàng tấn tảo từ Brazil trôi dạt đến bờ biển Caribbean. Theo các chuyên gia, năm 2018 là năm tồi tệ nhất từ trước đến nay.

12. Năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Bên cạnh những biến đổi tiêu cực của môi trường, cũng có một số tín hiệu tốt. Theo trang Solar Power Europe báo cáo, năng lượng mặt trời đã trở thành nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới. 500 GW (Gigawatt) từ các tấm pin mặt trời đã được lắp đặt từ năm 2019 - gấp gần 32 lần so với 16 GW trong năm 2009.

13. Trang trại Boschendal, Nam Phi

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF, 10 năm qua đã mang lại những thay đổi đáng chú ý cho trang trại này. Vùng đất đã được cải tạo từ những con đập khô, khan hiếm động vật hoang dã trở nên trù phú vào năm 2018.

Theo BrightSide