Báo RT của Nga ngày 24/6 đưa tin cho biết, chính quyền Trung Quốc đang quan ngại sẽ phải đối phó với một vấn đề nan giải khác mà tự nhiên đã tạo ra đối với thành phố Bắc Kinh đó là khu vực này đang thụt dần xuống lòng đất.
Bên cạnh việc phải lo đối phó với vấn nạn ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc cũng rất quan ngại đến kịch bản một ngày nào đó thành phố Bắc Kinh sẽ biến thành một hố sụt tử thần (sụt lún carter) như nhận định của một nghiên cứu địa chất mới được công bố gần đây.
Theo trang báo của Nga, các nhà địa chất, kỹ sư người Trung Quốc, Tây Ban Nha vừa tiến hành xong một đề tài nghiên cứu trong đó chú trọng phân tích những biến động địa chất bên dưới lòng đất thành phố Bắc Kinh.
Tại một số khu vực trung tâm của Bắc Kinh, các chuyên gia đã tính toán và nhận thấy rằng đất đã thụt sâu theo chiều dọc mỗi năm từ 8 đến 12 cm.
Đáng chú ý, các khu vực được xem là trung tâm, đông dân cư nhất hiện nay ở Bắc Kinh lại là những khu vực bị tác động lớn nhất của hiện tượng sụt lún đất, cũng không thể loại trừ khả năng trong tương lai hố carter khổng lồ sẽ bất ngờ xuất hiện.
Để đưa ra kết luận nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài đã sử dụng công nghệ chụp ảnh vệ tinh, so sánh chúng với những biến động, thay đổi từ năm 2003 đến 2011.
Theo các chuyên gia, hiện tượng sụt lún bắt nguồn từ nguyên nhân khai thác quá mức các nguồn nước trong lòng đất.
Trong khi đó, các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng ngoài vấn đề khai thác quá mức các tài nguyên nước trong lòng đất, khai mỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt đất, hình thành hố carter - vấn nạn này không chỉ có ở Trung Quốc mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Sina - một tập đoàn truyền thông lớn của Trung Quốc cho hay, riêng thành phố Bắc Kinh phải sử dụng đến 3,5 tỷ mét khối nước mỗi năm. Trong tương lai con số này chắc chắn còn tăng nhiều.
Hiện nay Trung Quốc cũng đang thực hiện dự một án khổng lồ có tên Dự án đường ống dẫn nước Bắc - Nam, trong đó sẽ biến số lượng nước tương đương với kích thước 17 triệu bể bơi Olympic mỗi năm từ sông Dương Tử để cung cấp cho các khu vực nông thôn, miền núi ở phía Bắc nước này.