Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thua cuộc lớn nhất tại Syria

VietTimes -- Cuộc nội chiến Syria kéo dài 5 năm qua đang ở giai đoạn quyết định và người chiến thắng cũng như kẻ thua cuộc cũng đã bắt đầu lộ rõ, tờ the Independent (Anh) nhận định.
Erdogan tham vọng nhưng nhận kết cục trái với mong muốn
Erdogan tham vọng nhưng nhận kết cục trái với mong muốn

Hòa đàm Geneva tại Geneva nhiều khả năng thất bại vì quan điểm và toan tính của các bên quá khác biệt. Quân đội Syria đang liên tiếp giành chiến thắng trên chiến trường và đảo ngược cục diện. Tuy ông Assad không có khả năng giành thắng lợi quyết định, nhưng chiến dịch can thiệp quân sự của Nga đã giúp cho chính quyền Assad trụ vững.

Assad giữ được quyền lực nhờ có sự hậu thuẫn của Nga, Iran, lực lượng Hezbollah, nhưng chính quyền Syria vẫn chưa giành lại được các thành phố Palmyra và Idlib đã bị mất hồi năm ngoái.

Người thắng và kẻ thua đã bắt đầu lộ diện tại Syria, mặc dù không phải tất cả những ai liên quan có thể thấy được điều đó. Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày càng bị tấn công mạnh bởi những kẻ địch được Mỹ và Nga hậu thuẫn đã phải hứng chịu nhiều tổn thất. Mỹ và quân đội Iraq đã ca khúc khải hoàn ở Ramadi. Lực lượng Peshmerga của người Kurd ở Iraq đã giành lại Sinjar.

Quân đội Syria thiếu nhân lực và suy kiệt sau 5 năm chiến tranh nhờ Nga đã hồi phục dần. Lực lượng người Kurd ở Syria rất thành công nhưng không muốn trở thành công cụ trong tay Mỹ và rất giận dữ về sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ.

Rất nguy hiểm để mô tả bất cứ giai đoạn nào trong cuộc nội chiến kéo dài mang tính quyết định, nhưng những tháng tới có thể là thời điểm như vậy. Mỹ và các đồng minh tại Syrria, trước hết là 25.000 chiến binh Mặt trận bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) và một số đồng minh Arab dòng Sunni hăm hở muốn cắt đứt mối liên hệ cuối cùng của IS với thế giới bên ngoài thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Họ còn xa mới đạt được mục tiêu này. Các đơn vị của Lực lượng dân chủ Syria (SDF) vốn do YPG thống lĩnh đã chiếm đập Tishrin trên sông Euphrates, cách Aleppo 55 dặm về phía đông, và đang tiến sát thành trì của IS ở Manbij. 

Lực lượng SDF hiện được cả không quân Mỹ và Nga yểm trợ. “Nga hiện nay đang tiến hành phần lớn các cuộc không kích tại đây”, một đại diện người Kurd Syria cho biết. Nói cách khác, Mỹ và Nga đang hành động như thể họ là một liên minh quân sự trên thực tế.

Kẻ thua cuộc lớn nhất ở đây có thể là Thổ Nhĩ Kỳ, nước có vẻ ở vị thế mạnh để bành trướng ảnh hưởng trên khắp Trung Đông năm 2011. Hình ảnh Thổ Nhĩ Kỳ như một quốc gia phi Hồi giáo dân chủ, thịnh vượng về kinh tế đã thu hút rất nhiều người biểu tình Arab tìm các lật đổ và thay thế những thể chế hà khắc.

Nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã sớm lộ rõ rằng ông ta đang ủng hộ những kẻ lật đổ Arab Hồi giáo dòng Sunni, chống lại người Shia, chống người Kurd và chống chế độ thế tục. Sau khi hậu thuẫn lực lượng Anh em Hồi giáo, tiếp đó Thổ Nhĩ Kỳ lại dung dưỡng và hỗ trợ IS, al-Nusra và các nhóm thánh chiến cực đoan.

Đó là một tính toán sai lầm tai họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Với toàn bộ giấc mộng đế chế Ottoman mới của tổng thống Erdogan nhằm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành cường quốc tại khu vực Trung Đông một lần nữa, ông ta đã nhận được kết cục trái ngược.

Erdogan phản ứng ra sao trước thất bại này sẽ trở nên rõ ràng trong những tháng sắp tới, khi Mỹ và Nga nỗ lực theo những cách khác nhau, hậu thuẫn các đồng minh khác nhau siết chặt biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Erdogan sẽ hoặc là buộc phải chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ bị hất ra khỏi miền bắc Syria hoặc phải tăng cường can dự quân sự, có thể bao gồm một cuộc xâm chiếm. Một số nhà bình luận ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Erdogan đã toan đưa quân vào Syria hồi năm ngoái nhưng bị các tướng lĩnh cao cấp quân đội Thổ ngăn cản.

Một cuộc can thiệp quân sự quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay sẽ trở nên nguy hiểm, kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự và Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay cường kích Nga hôm 24/11/2015. Một động thái quân sự của Thổ ở miền bắc Syria giờ đây sẽ vấp phải sự phản đối của Mỹ, cũng như đối mặt với chiến đấu cơ và tên lửa phòng không Nga.

Cuộc chiến tại Syria và Iraq còn lâu mới đến hồi kết, tuy nhiên những người chiến thắng và kẻ thất bại đã lộ rõ. Cơ hội ngừng bắn và cuối cùng là dạng hòa bình nào đó sẽ có thể trở nên khả thi. Chính quyền Assad và phe đối lập không thể đồng thuận tại Geneva, nhưng các cường quốc bên ngoài hậu thuẫn họ đang ngày càng sốt ruột muốn chấm dứt cuộc xung đột.

T.N