Thành phố thông minh: Hài hòa với tự nhiên và đảm bảo về hạ tầng

VietTimes -- Đô thị thông minh - nơi có cuộc sống tốt đẹp, nơi người dân không còn phải lo kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm,... - không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, đó còn là trăn trở của nhiều chuyên gia, doanh nhân, trí thức kiều bào,...

Khu vực Nhà thờ Đức Bà ở Quận 1, TP HCM về đêm (ảnh minh hoạ)
Khu vực Nhà thờ Đức Bà ở Quận 1, TP HCM về đêm (ảnh minh hoạ)

Theo kiến giải về hạ tầng thông minh từ Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Lương Mô – Việt kiều Nhật Bản, TPHCM hiện đang đi theo xu thế xây dựng của nhiều thành phố hiện đại trên thế giới là “lợi dụng chiều cao để giải phóng mặt bằng”, nhưng lại chưa tuân thủ hết các yêu cầu về hạ tầng cơ bản như: tăng thêm không gian cho cây xanh, bãi đỗ xe, nới rộng lòng đường. Nhiều cao ốc tại TP.HCM hiện còn chưa đảm bảo về điều kiện phòng cháy - chữa cháy hay lối thoát hiểm bên ngoài.

Tiến sĩ Lương Mô lấy ví dụ, luật pháp Nhật Bản quy định, người có xe hơi riêng đều phải có bãi đỗ xe, tức chỉ có thể mua xe ô tô khi xuất trình cho người bán xe giấy chứng nhận đã có bãi đậu xe riêng do cơ quan cảnh sát địa phương chứng thực.

Nhưng, với tình hình giao thông hiện nay tại TP.HCM, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Lương Mô cho rằng, giải pháp khả dĩ lúc này là khuyến khích tư nhân phát triển bãi đậu xe tập thể.

Thực tế, đến nay việc xây dựng đô thị thông minh là lĩnh vực mới mẻ, không chỉ đối với riêng TPHCM mà còn cả nước. Do đó, quá trình thực hiện khó tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn. Tuy nhiên, tôi cho rằng với sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ, Bộ TT&TT, cùng quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và người dân TP, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua mọi rào cản trong thời gian tới.

Còn riêng về công tác bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin. Đây là nội dung quan trọng trong lĩnh vực CNTT nói chung. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi xây dựng đô thị thông minh đều phải có một giải pháp công nghệ cụ thể để đảm bảo quản lý kho dữ liệu, cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ vận hành đô thị thông minh.

Tương tự, về phía TP.HCM cũng sẽ phải có giải pháp tích cực, hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn thông tin. Sắp tới, trong quá trình xây dựng đô thị thông minh, định hướng chung của TP.HCM là sẽ ưu tiên sử dụng các loại thiết bị điện tử (chip, vi mạch, thiết bị cảm ứng…) của DN Việt Nam.

Còn với Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, việc triển khai đề án đô thị thông minh cần rất nhiều thời gian. Do đó muốn thực hiện thành công, đòi hỏi chính quyền và người dân TP phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao, kiên trì đeo bám đến cùng để sớm có đô thị thông minh phục vụ cuộc sống.

Theo ông Tuyến, thách thức lớn nhất của TP.HCM đối với việc phát triển đề án đô thị thông minh là chính là việc phát triển đề án đô thị thông minh có rất nhiều vấn đề cần đặt ra. Trong đó, việc đầu tiên là phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn để có lộ trình thực hiện cụ thể.

Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề lớn nhất là cần có sự kiên trì bởi việc phát triển đề án đô thị thông minh cần nhiều thời gian. Đến nay, TP.HCM đã thành lập Ban chỉ đạo với các thành viên trong tập thể Ban Thường vụ Thành ủy để chỉ đạo triển khai xây dựng đề án đô thị thông minh.

Ông Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, để xây dựng được đề án đô thị thông minh, TP.HCM cần có sự chuẩn bị kỹ với nhiều công đoạn. Trước hết là phải khảo sát để tìm ra những lĩnh vực người dân TP. đang quan tâm, từ đó xây dựng các giải pháp công nghệ, xử lý một cách thông minh và hiệu quả nhất.

Tiếp theo cần xây dựng một trung tâm dữ liệu dùng chung theo nguồn mở để khai thác, sử dụng, không chỉ cơ quan nhà nước mà cả doanh nghiệp và người dân đều có thể dễ dàng truy cập, phục vụ cho các hoạt động như: du lịch, mua sắm, y tế, giáo dục…