Thông tin từ tờ Dân việt, theo National Geographic, đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh được hoàn thành ở Trung Quốc năm 2006 và đi vào hoạt động vào năm 2012.
Năm 2016, các kỹ sư Trung Quốc và Đức hoàn thành phần thang máy vận chuyển tàu thuyền qua lại trên sông Dương Tử với các tàu có trọng tải tối đa 3.000 tấn. Đây là phần cuối cùng của đập.
Hệ thống thang máy được thiết kế để nâng tàu chở hàng hóa lên độ cao 113 mét, rút ngắn thời gian di chuyển qua đập Tam Hiệp từ 3 giờ xuống còn 40 phút. Theo truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, thời gian để nâng tàu có lượng giãn nước 3.000 tấn lên độ cao tương đương tòa nhà 40 tầng chỉ mất 10 phút.
Các chuyên gia đã áp dụng nguyên lý về lực đẩy mà nhà toán học Hy Lạp Archimedes (Ác-si-mét) đã đề ra cách đây hơn 2.000 năm: trọng lượng của một vật nổi bằng với trọng lượng của nước thay thế.
Hệ thống thang máy ở đập Tam Hiệp. Ảnh: Xinhua
|
Để nâng tàu thuyền, các kỹ sư đã thiết kế hai khoang giống nhau để chứa nước và tàu thuyền. Chúng sẽ giữ nguyên vị trí khi có lượng nước tương đương. Khi có tàu thuyền vào thang máy, khoang còn lại sẽ phải bổ sung thêm lượng nước tương đương. Sau đó, rút bớt nước ở khoang chứa tàu thuyền, khoang này sẽ được nâng lên.
Hệ thống thủy lực nâng tàu thuyền nặng 3.000 tấn phức tạp hơn, có sự hỗ trợ của dây cáp, bánh răng, động cơ, công nghệ chuyên dụng để dừng thang máy khi đạt đến độ cao nhất định.
Theo Tập đoàn Tam Hiệp (CTGC) – đơn vị vận hành đập thủy điện Tam Hiệp, thang máy được đưa vào sử dụng giúp tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua lại trên sông Dương Tử, giảm khí thải carbon, giảm thời gian di chuyển.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu