Thảm kịch ở Ấn Độ: người sống chờ giường bệnh, người chết đợi được thiêu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đất nước Ấn Độ đang trong cơn đại nạn. Người sống phải đợi có giường để vào viện điều trị, người chết thì chờ có củi để hỏa thiêu. Đây là thảm cảnh không chỉ ở thủ đô New Delhi mà cả nhiều nơi.  
Cacs giàn thiêu chật kín trong lò hỏa táng nơi Jyot điều hành (Ảnh: Đa Chiều).
Cacs giàn thiêu chật kín trong lò hỏa táng nơi Jyot điều hành (Ảnh: Đa Chiều).

Trang tin Đa Chiều ngày 13/5 đăng bài phóng sự về tình cảnh bi đát ở Ấn Độ hiện nay. Jyot là người vận hành một lò hỏa táng ở New Delhi kể, anh bận rộn ở lò hỏa táng cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm xác nhận đã bị lây nhiễm SARS-CoV-2 của chính mình vào tuần trước. Nhiệt độ cao của mấy chục giàn thiêu đỏ lửa cùng lúc, mùi khét do xác chết cháy và tiếng khóc thảm thiết hòa quyện cùng nhau. “Tôi khó có thể diễn tả được cảnh tượng tồi tệ như thế nào” Nhiều người thân trong gia đình nạn nhân không thể bước vào trong lò thiêu vì sợ phải đối mặt với tình cảnh này. Những thân nhân người chết dám bước vào đều nức nở: "Chúng tôi đã làm điều gì sai?".

So với việc kể với các phóng viên về thảm kịch, những câu hỏi trong tiếng khóc của gia đình người quá cố khiến Jyot khó trả lời hơn.

Các bác sĩ cố gắng điều trị cho những bệnh nhân bên cạnh là một người bệnh đã chết (Ảnh: Đa Chiều).

Các bác sĩ cố gắng điều trị cho những bệnh nhân bên cạnh là một người bệnh đã chết (Ảnh: Đa Chiều).

Jyot và cha đã vận hành lò hỏa táng này trong 25 năm. Trong trường hợp bình thường, không gian của lò hỏa táng có thể chứa 12 đến 13 giàn thiêu, và khoảng 10 thi thể sẽ được hỏa táng mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi đợt dịch thứ hai bùng phát, thi thể của các bệnh nhân được liên tục chuyển tới, "không có đủ chỗ để thiêu họ".

Lối đi giữa các giàn thiêu thu hẹp dần, bãi đậu xe bên cạnh cũng được tận dụng để làm giàn thiêu. Nhiều đống lửa được đốt cùng lúc tại lò hỏa táng, nếu lối đi quá hẹp, nhiệt độ cao sẽ khiến công nhân mặc đồ bảo hộ lao động không chịu nổi và cũng dễ bị bỏng. Nhưng, số lượng xác chết vẫn được đưa đến ngày càng tăng; có lúc toàn bộ lò hỏa táng có tới 40 giàn thiêu, một ngày hỏa táng hơn 180 xác chết. “Nếu dịch vẫn tiếp tục, e rằng chúng tôi phải chạy ra đường để hỏa táng các thi thể”. Jyot nói.

Lò thiêu đã quá tải, các giàn thiêu phải đặt nơi bãi để xe (Ảnh: Đa Chiều).

Lò thiêu đã quá tải, các giàn thiêu phải đặt nơi bãi để xe (Ảnh: Đa Chiều).

Lò thiêu quá tải, củi thiêu cũng thiếu

Sự thiếu hụt không chỉ về nơi hỏa táng, mà còn cả gỗ. Jyot nói rằng để thiêu một thi thể cần khoảng 300 kg gỗ. Tuần trước, lò hỏa táng đã hết sạch gỗ trong khi hơn 50 xác chết đang chờ hỏa táng, nhưng ở New Delhi không có gỗ - hầu như tất cả các lò hỏa táng đều đã quá tải. Cuối cùng, các tình nguyện viên đã giúp chuyển gỗ từ các tỉnh khác tới chi viện, nhưng cũng không giúp được lâu. Mặc dù chính quyền địa phương nói rằng họ đang tìm kiếm địa điểm và gỗ, nhưng Jyot nói: “Chính quyền thậm chí không lo được cho người sống, người chết lại càng ít được quan tâm”. Một số bệnh nhân biết họ không có nơi nào để được giúp đỡ, đã bị chết sớm, thậm chí gọi điện từ nhà, đặt lịch hẹn trước với Jyot để được hỏa táng.

Trong tuần qua, số ca mắc mới mỗi ngày ở Ấn Độ vẫn luôn ở mức 300 đến 400.000 ca. Những người sống lần lượt nhiễm bệnh, chính phủ dường như bất lực, và mọi người phải tự cứu mình.

Trong một bệnh viện ở New Delhi, tình nguyện viên Suhaas nhìn thấy những bệnh nhân có nồng độ oxy dưới 70% đứng trong hành lang bệnh viện mỗi ngày, xếp hàng chờ đến lượt có giường. Từ giường và bình oxy trong phòng chăm sóc đặc biệt tới thuốc và bình oxy cho những bệnh nhân đã hồi phục, tất cả các nguồn cung đều đang bị thiếu. Chính phủ tung ra các ứng dụng dành cho thiết bị di động và các trang web liệt kê số giường trống của các bệnh viện ở New Delhi cùng thời gian cập nhật dữ liệu. Phần lớn đều được đánh dấu bằng màu đỏ không có giường và chỉ một số ít cho thấy số giường trống dưới 5 cái mỗi nơi.

Thiêu một thi thể phải mất 3 tạ củi nên củi đã trở nên khan hiếm do có quá nhiều người chết (Ảnh: Đa Chiều).

Thiêu một thi thể phải mất 3 tạ củi nên củi đã trở nên khan hiếm do có quá nhiều người chết (Ảnh: Đa Chiều).

Gyandev tiết lộ với các phóng viên, sau khi người nhà được chẩn đoán bị bệnh, anh đã gọi điện thoại theo những thông tin chỉ dẫn trên nhưng không kết quả. Suhaas nói, những dữ liệu này cơ bản là vô dụng: "Bởi vì có quá nhiều người cần giường, nếu nơi nào có giường trống, nó sẽ biến mất trong vòng vài phút. Vì vậy, ngay cả khi dữ liệu (trên trang web) cho thấy viện này có ba giường, vừa được cập nhật 5 phút trước, nhưng 99,99% khả năng là không còn giường nào nữa".

Khi mọi nỗ lực “cầu sống sót” của các tình nguyện viên và người nhà đều thất bại, lò hỏa táng chính là nơi tìm đến tiếp theo của họ. Ngay cả thi thể của người đã khuất bị mắc COVID-19, người nhà cũng phải tự tìm phương pháp xử lý.

Jyot hai tuần trước đã gặp một cô con gái lái xe chở thi thể cha mình. Cô đã không được ngủ trong hai ngày, chở người cha đang hấp hối của mình từ bệnh viện này qua bệnh viện khác để tìm một chiếc giường. Người cha cuối cùng đã tắt thở trên xe của cô; lúc này cô lại quay sang tìm nơi hỏa thiêu để đưa cha đến, nhưng các lò thiêu đâu đâu cũng chật kín "người", ở nhiều nơi các thi thể cần hỏa táng đã xếp hàng 12, 13 tiếng. Cô tìm đến Jyot và cầu xin anh giúp đỡ: "Chúng tôi đã không thể cứu cha. Bây giờ chúng tôi thậm chí không thể hỏa táng ông ấy".

Thân nhân người quá cố ngồi vĩnh biệt người thân trước giàn thiêu (Ảnh: Đa Chiều).

Thân nhân người quá cố ngồi vĩnh biệt người thân trước giàn thiêu (Ảnh: Đa Chiều).

Để đối phó với dòng hài cốt vô tận được đưa đến lò hỏa táng, rất nhiều tình nguyện viên đã tìm đến giúp đỡ, có người là doanh nhân, có người làm trong ngành dịch vụ; có người giúp vận chuyển thi thể, có người giúp hỏa táng. Kể từ đợt dịch thứ hai bùng phát, một nửa số nhân viên của lò hỏa táng, trong đó có Jyot, đã bị nhiễm bệnh.

Lễ hỏa táng: duy trì phẩm giá cuối cùng của người đã khuất

“Ai mà không sợ?” Manish Pal Singh, một tình nguyện viên tham gia sau khi dịch bắt đầu bùng phát, nói. Nhưng hỏa táng là phẩm giá cuối cùng của một người, mà còn liên quan đức tin và sự cứu rỗi. Đây là một phần rất quan trọng của đạo Hindu.

Lễ hỏa táng liên quan mật thiết đến việc liệu người chết có được cứu rỗi và giải thoát (gọi là moksha trong tiếng Hindi) hay không. Tín ngưỡng Hindu cho rằng sau khi chết, một người phải được hỏa táng trong thời gian ngắn nhất để có thể được đầu thai. Vì vậy, lễ hỏa táng thường diễn ra sau khi chết trong vòng 24 giờ đến vài ngày. Các nhân viên hỏa táng sau khi chất củi và thi thể lên giàn thiêu, đọc kinh cầu nguyện rồi con trai hoặc những người thân khác của bệnh nhân châm lửa lên giàn thiêu. Sau khi thi thể cháy hết, nhân viên thu thập tro cốt còn lại và giao cho gia đình.

Các tinhg nguyện viên thu dọn tro cốt của những thi thể không ai thừa nhận (Ảnh: Ảnh: Đa Chiều).

Các tinhg nguyện viên thu dọn tro cốt của những thi thể không ai thừa nhận (Ảnh: Ảnh: Đa Chiều).

Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh đã làm thay đổi nhiều thứ. Các nghi lễ phức tạp và lời cầu nguyện trước khi hỏa táng đã bị hủy bỏ hoặc giảm bớt. Đôi khi người nhà của người quá cố thậm chí không thể có mặt. Các tình nguyện viên sẽ đến nhà của người quá cố để xin ủy quyền, và họ sẽ thay thế thân nhân của người quá cố châm lửa giàn thiêu để hỏa táng. “Chúng tôi đã trở thành con, thậm chí cha của ai đó” Jyot nói. Nhưng Jyot và Manish tin rằng phẩm giá và sự giải thoát mà nghi lễ trao cho người đã khuất vẫn không thay đổi. Manish nói: "Chúng tôi tin chắc rằng họ sẽ được cứu rỗi, nhưng điều này sẽ chỉ được thực hiện nếu họ ra đi với phẩm giá".

Hiện tại anh và cả nhà hầu như đều bị nhiễm bệnh, Jyot chỉ có thể làm một số công việc điều phối hậu trường từ nhà. Người cha do gần đây ăn nghỉ ngay trong văn phòng của lò hỏa táng và không liên lạc với gia đình nên không bị lây bệnh. Jyot vẫn chưa khỏi sốt sau vài ngày, dường như rất coi nhẹ việc nhiễm bệnh và cái chết. Anh nói: “Người ta cuối cùng đều chết, ít nhất đây là việc đáng để hiến dâng mạng sống của mình”.