Tại sao Stalin lại so sánh Beria với Himmler?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Có một giai thoại rằng, trong chuyến thăm Moscow năm 1939 của Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop, Stalin đã giới thiệu Lavrenti Beria với khách: “Đây là Himmler của chúng tôi!”.
Trùm KGB Beria
Trùm KGB Beria

Tuy nhiên, theo giả thuyết khác, những lời này được nói trong thời gian Hội nghị Yalta. Như người ta nói, Roosevelt đã hướng về phía Stalin và hỏi: “Quí ngài ngồi ở kia là ai vậy?”. Lãnh tụ các dân tộc trả lời: “Đó là Himmler của chúng tôi, đó là Beria!”.

Lavrenti Beria

Lavrenti Beria

Những lời này có được nói hay không và nói trong những hoàn cảnh như thế nào, nói chung, bây giờ không còn quan trọng nữa. Theo dõi hoàn cảnh thực tế làm nên giai thoại sống động này thú vị hơn nhiều. Điều gì đã khiến Stalin nói đùa như vậy?

Heinrich Himmler

Heinrich Himmler

Vẻ bề ngoài

Đó là điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ. Quả thật, Heinrich Himmler mang kính không gọng - thị lực của ông ta kém từ khi còn nhỏ. Lavrenti Beria cũng mang kính không gọng. Chúng ta sẽ không thể hình dung nổi ông khi thiếu vật đặc trưng đó. Thật ra, khi còn nhỏ thị lực của Beria có tốt hơn Himmler.

Tiểu sử

Ở đây có một số phức tạp hơn. Con đường sống của hai nhân vật này tương đối khác nhau. Heinrich Himmler ra đời ở Munich trong một gia đình trung lưu sùng đạo Thiên Chúa giáo. Ngay từ nhỏ, Himmler đã mơ ước trở thành một nhà quân sự và rất quan tâm đến chính trị.

Nhật ký của ông ta, được bắt đầu từ khi mới 10 tuổi, đã chứng minh cho điều này. Năm 15 tuổi trúng truyển vào quân đoàn quân chủ lập hiến như “ứng cử viên chức sĩ quan”, tuy nhiên không kịp đi chiến đấu: khi Himmler tròn 18 tuổi, chiến tranh đã kết thúc.

Ông ta học nông học ở trường đại học kỹ thuật Munich. Từ thời trẻ đã là người bài Do Thái. Năm 23 tuổi gia nhập đảng quốc xã, 25 tuổi nhận hàm thống chế SS. Năm 1933 Hitler lên nắm quyền lực, Himmler giữ chức bộ trưởng nội vụ của đế chế thứ ba. Ông ta là một trong những người tổ chức chính việc đàn áp và tiêu diệt hàng loạt cư dân ở những lãnh thổ bị chiếm đóng của các nước Đông Âu và Liên Xô.

Hitler lên nắm quyền được 3 tháng, Himmler thành lập trại tập trung đầu tiên Dachau. Vào những ngày cuối cùng của Đế chế thứ ba, Himmler đã phản bội lại quốc trưởng của mình, khi có ý đồ thoả thuận với các nước phương Tây.

Không thu được gì từ điều này, sự việc vỡ lở, lo sợ bị Hitler trừng phạt nên Himmler đã bỏ trốn. Nhưng ông ta bị quân đội Anh bắt giữ và đã tự sát trong lúc bị giam.

Lavrenti Beria sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Cutai. Nhờ những cố gắng của cha mẹ ông cũng được đi học, đã tốt nghiệp Cao đẳng kỹ thuật cơ khí xây dựng Baku. Khi nước Cộng hoà dân chủ Azerbaijan thành lập, Beria phục vụ trong ngành phản gián ở đây.

Theo giả thuyết chính thức lan truyền trong nhiều năm, khi Beria đã nằm trong chính quyền, ông là gián điệp hai mang và đồng thời làm việc cho những người bolshevik. Vào những năm 1920, Beria bắt đầu đường công danh của mình trong Checa.

Ông được giao phụ trách công việc ở BCHTW ĐCS Azerbaijan, sau đó là thư ký giữ trọng trách của Checa về trưng thu tư sản. Năm 1937 ở Zacavcaz và leo dần các nấc thang của đảng. Từ năm 1938, Beria làm phó dân uỷ nội vụ Liên Xô và sau khi Ezhov bị bắt, ông trở thành dân uỷ nội vụ Liên Xô. Sau cái chết của Stalin, Beria bị bắt và bị tử hình. Người ta gán cho ông tội phản bội Tổ quốc và là gián điệp.

Những điều giống và khác nhau

Đến những năm 1940 Himmler đã nổi tiếng là nhà tư tưởng đàn áp trên cơ sở bài Do Thái. Những trại tập trung đầu tiên được xây dựng và Himmler, như những người cùng thời khẳng định, đã phô bày ở đó khả năng tổ chức và năng lực khác thường.

Ở những cương vị lãnh đạo ở Zacavcaz cũng như trên cương vị bí thư thứ nhất BCHTW Gruzia, Beria cũng cho thấy mình là nhà tổ chức xuất sắc.

Tuy nhiên, ngoài những cuộc thanh trừng bộ máy đảng và nhà nước của các nước Zacavcaz, mà hậu quả của chúng là rất nhiều người vô tội đã bị thủ tiêu, Beria đã đạt được sự phát triển của nước cộng hoà, sự phồn vinh của nền nông nghiệp của nó và biến Gruzia thành khu nghỉ dưỡng của toàn Liên bang Xô Viết.

Các vụ đàn áp, đứa con tinh thần của Himmler đã giết hại hơn 5 triệu người Do Thái ở lãnh thổ châu Âu và Liên Xô. Ngoài ra, nạn nhân của hệ tư tưởng quốc xã là hàng triệu đại diện cúa các nhóm đân cư khác nhau, được cho là “chủng tộc không đầy đủ giá trị” trong đó có người Slav, Di gan… Ở Liên Xô, hơn 7 triệu người bị tiêu diệt.

Vào đầu những năm 1940, tức là vào thời điểm được coi là phát sinh câu nói đùa của Stalin, trong các trại tập trung của Đức quốc xã còn giam giữ hơn 25 nghìn người Do Thái.

Tên của Beria thường được người ta gắn với Đại khủng bố, nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Đỉnh điểm của các vụ xử bắn là ở thời kỳ Ezhov - 350 nghìn người. Tuy nhiên, năm 1939 chỉ có 2,5 nghìn người.

Khi Beria lên lãnh đạo bộ nội vụ, cái chết trong các trại giảm xuống 2 lần. Đó không phải do tính nhân đạo của Beria, mà ở chỗ ông ta không phải là nhà tư tưởng và chính trị, ông ta là nhà kinh tế và tổ chức. Những người trong các trại giam – đó là lực lượng lao động không lương, cần phải dùng trí thông minh để sử dụng chúng.

Tên của Beria cũng gắn liền với “dự án nguyên tử của Liên Xô”. Chính ông đã thành lập các trung tâm khoa học, ở đó các nhà bác học nhận được mọi thứ cần thiết tuyệt vời nhất cho công việc. Sau này, các trung tâm khoa học này trở thành nền tảng cho việc phát triển ngành vũ trụ.

Vậy cái gì ở cá nhân hai con người này, ngoài cặp kính không gọng, đã tạo cớ cho Stalin gọi Beria là “Himmler của chúng tôi”? Rõ ràng chỉ có chức vụ. Himmler, vào đầu chiến tranh, là bộ trưởng nội vụ Đức quốc xã, Beria là dân uỷ nội vụ Liên Xô.