Tàu sân bay Mỹ có thể trở thành nấm mồ của các phi đội

Theo nhà phân tích quốc phòng Kazianis Harry viết trên tạp chí The National Interest, tàu sân bay Gerald Ford mới nhất của Mỹ được dự kiến đưa vào biên chế năm 2016, có nguy cơ trở nên lỗi thời dù chưa kịp bàn giao cho Hải quân.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Gerald Ford có sức chứa hơn 75 thiết bị bay, thời hạn phục vụ là 50 năm. Năm 2014, Mỹ đã khởi công đóng tàu sân bay thứ hai John F. Kennedy cùng dự án tại nhà máy đóng tàu Newport News, chiếc thứ ba được lên kế hoạch năm 2018. Chi phí đóng ba tàu sân bay khoảng 42 tỷ USD.

Tuy nhiên, kỳ quan công nghệ và những khoản đầu tư nhiều tỷ đô la có nguy cơ trở nên bất lực trước công nghệ quân sự của Nga, ông Kazianis nhận xét.

Cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ, phân tích gia của NI viết, đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt từ nhiều phía cùng một lúc. Vũ khí như vậy kết hợp với phương tiện phát hiện mục tiêu trên đại dương có nguy cơ biến các tàu sân bay thành nấm mồ cho vài ngàn thủy thủ Mỹ trị giá hàng tỷ USD.

Sau Thế chiến II, chiến lược của Hải quân Mỹ dựa vào các cụm tàu ​​sân bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả ở xa bờ biển nước Mỹ. Để đối phó với chúng, ở Nga đã chế tạo các máy bay mang tên lửa tầm xa Tu-22M3, trang bị tên lửa có cánh siêu thanh Kh-22. Chỉ cần một tên lửa như vậy là có thể tiêu diệt bất kỳ tàu sân bay Mỹ, bởi Kh-22 gắn đầu đạn nhiệt hạch công suất tới 1 megaton. Mỗi máy bay ném bom Tu-22 có thể mang cùng lúc ba tên lửa Kh-22.

Theo Sputnik