Sữa gián sẽ trở thành siêu thực phẩm của tương lai bởi vì sữa gián chứa nhiều chất dinh dưỡng, cao hơn gấp 4 lần sữa bò và các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là chìa khóa cho việc cung cấp thực phẩm cho dân số ngày càng tăng trong tương lai.
Cho dù phần lớn loài gián đều không tự tạo được sữa, loài gián có đốm Diploptera, loài duy nhất có khả năng sinh con, đã sản xuất ra một loại ‘sữa’ có chứa các phân tử protein để nuôi con.
Thực tế việc côn trùng có thể sản xuất sữa đã cực kỳ hấp dẫn, nhưng thứ thực sự hấp dẫn các nhà nghiên cứu là các phân tử protein trong sữa gián chứa gấp 3 lần năng lượng và dưỡng chất so với sữa trâu.
Rõ ràng việc vắt sữa gián là không thể, do đó nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Viện sinh học tế bào gốc và dược phẩm tái sinh ở Ấn Độ đã quyết định cấy các gen phục vụ thí nghiệm khai thác protein từ sữa giám để khẳng định xem liệu họ có thể tái tạo chúng trong phòng thí nghiệm hay không?
“Dưỡng chất trong sữa gián cũng giống như một loại thức phẩm hoàn chỉnh, chúng chứa protein, chất béo và đường. Nếu bạn nhìn vào các chuỗi protein, chúng đều có các acid amin thiết yếu”, Sanchari Banerjee, đại diện nhóm nghiên cứu trả lời phỏng vấn của tờ Times of India.
“Đây là thực phẩm lâu hết năng lượng”, Subramanian Ramaswamy, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay, “nếu bạn cần loại thực phẩm giàu calo và nhiều dưỡng chất thì đây chính là thứ bạn cần.”
Nhưng đối với những người đang gặp khó khăn trong việc nạp đủ lượng calo cho một ngày, đây có thể là cách nhanh chóng và đơn giản để nạp đủ lượng calo và dưỡng chất cần thiết.
Ramaswany chho hay: “Chúng rất ổn định và có thể là một nguồn bổ sung protein tuyệt vời.’
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã có những chuỗi protein và họ hi vọng sẽ thu được men để tạo ra các tinh thể với số lượng lớn, cách làm này sẽ hiệu quả hơn và bớt ghê hơn là lấy từ ruột gián.
“Chúng ta chưa chắc chắn 100% nhưng nếu sữa gián có thể làm giảm việc thiếu hụt nguồn thực phẩm mà chúng ta có thể phải đối mặt ở thế hệ tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu.”
Nghiên cứu đã được công bố trên tờ IUCrJ, tạp chí của Hiệp hội quốc tế ngành tinh thể học.