Lina là chiếc xe ôtô điện sinh học đầu tiên trên thế giới. Ý tưởng ra đời loại xe này nhằm đáp ứng nhu cầu giảm ô nhiễm không khí và chống biến đổi khí hậu.
Theo tạp chí Composite Manufacturing, Lina chỉ nặng khoảng 310 kg, một trọng lượng siêu nhẹ so với một chiếc xe ôtô thông thường. Để có được trọng lượng ấn tượng đến vậy, Lina sử dụng khung gầm và vỏ có cấu tạo dạng lõi tổ ong được làm từ axit polylactic (một loại nhựa từ củ cải đường có thể phân hủy hoàn toàn) nằm kẹp giữa hai tấm vải sợi lanh.
Chất liệu cấu tạo nên khung xe
Loại vật liệu này giúp xe có tỷ lệ sức bền/khối lượng tương đương với sợi thủy tinh hay sợi carbon. Đặc biệt hơn khi không còn nhu cầu sử dụng đến, xe có thể tháo rời và các vật liệu có thể tự phân hủy hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
Yanic van Riel, một trong những nhà phát triển của nhóm sinh viên TU/Ecomotive tại ĐH. Eindhoven chia sẻ với trang Reuters: "Hiện tại chỉ có bánh xe và hệ thống giảm xóc chưa được chế tạo bằng vật liệu sinh học".
Nhờ những ưu điểm của vật liệu sinh học, xe có thể giảm đáng kể khối lượng.
Bộ pin của xe
Động cơ của xe
Một ưu điểm khác của trọng lượng nhẹ là khả năng giảm đáng kể kích thước pin. Trưởng nhóm nghiên cứu, Noud van de Gevel khẳng định, chỉ cần bộ pin nặng 30 kg có thể cung cấp quãng đường di chuyển lên tới 100km. Hiệu suất ấn tượng này thậm chí còn vượt trội gấp 4 lần so với BMW i3.
Van de Gevel chia sẻ, nguyên mẫu hiện tại vẫn chưa thể vượt qua các bài thử nghiệm va chạm vì loại vật liệu cấu thành nên ôtô không thể uốn cong được như kim loại nhưng lại có thể bị vỡ.
Nhóm nghiên cứu dự định lái thử Lina trên đường phố Hà Lan vào cuối năm nay sau khi nhận được phê duyệt của Cơ quan quản lý giao thông Hà Lan.
Thử nghiệm xe ôtô Lina có khả năng phân hủy sinh học
Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư
http://vnreview.vn/tin-tuc-san-pham-moi/-/view_content/content/2242522/sinh-vien-ha-lan-che-tao-xe-o-to-dien-co-the-tu-phan-huy-sinh-hoc