Tổng thống Obama tuyên bố rằng hành động của tổng thống Putin không thể hiện sự mạnh mẽ mà là sự yếu ớt, và do đó ông Putin ra lệnh “xâm lược” Ukraine và nay lại đang can thiệp quân sự vào Syria.
Theo quan điểm của ông Obama, Nga không biết cách để thoát khỏi cuộc chiến Syria và sẽ dồn Nga vào chân tường. Theo ông Obama, ông Putin tuyệt vọng vì không có lối thoát chiến lược. Theo quan điểm ấy, ông Putin chỉ đơn thuần là đang cố cứu vớt uy tín của mình bằng cách tiến hành những động thái tuyệt vọng.
Theo Guardian, ông Obama đã phạm nhiều sai lầm trong tính toán của mình, thậm chí là những sai lầm nghiêm trọng.
Trước hết, không như ông Obama, ông Putin không nghĩ đó là việc “khỏe” hay “mạnh mẽ” một khi đã quyết định ra tay trong lúc đất nước có điều kiện thuận lợi để giành thêm các lợi ích. Không như Mỹ, vốn được cho là nước giàu mạnh nhất thế giới, nhưng lại không bao giờ có thể chấm dứt sự tham lam và xâm chiếm hàng loạt quốc gia trong nhiều thập kỷ qua nhằm thỏa mãn những tổ hợp công nghiệp quân sự luôn đói khát. Nga không xâm lược ai hoặc ném bom để thay đổi chế độ và tranh giành thị trường nước ngoài.
Nga tin vào lý do đạo đức của sự phòng vệ chứ không phải là chuyện đánh đấm, tuy nhiên khi bảo vệ các lợi ích của mình Nga sẽ chiến đấu đến cùng trong khi Mỹ có thể biến nhiều quốc gia thành một Việt Nam mới, trong khi giữ cho mình ít bị tổn thương nhất (chỉ một số vài ngàn quan tài bọc cờ hoa đưa binh sĩ tử trận về nước). Do đó, tiên đề đằng sau phát ngôn của ông Obama rằng Mỹ không yếu ớt do họ ném bom không ngừng, còn Nga thì yếu ớt vì tới giúp Syria là sai lầm tận gốc rễ.
Thứ hai, Nga chắc chắn có nhiều hơn một kế hoạch rút lui và đã tính tới nhiều phương án dự phòng trước đó. Đó là bởi, không như cách tiếp cận của Mỹ là nói nhiều nhưng luôn không đủ khả năng hậu thuẫn những gì đã nói. Còn Nga thường cân nhắc rất kỹ trước khi phát ngôn, nhưng như trong một ván cờ, phải có kế hoạch trước cho nhiều sự lựa chọn trong khi Mỹ có truyền thống xâm lược hết nước này tới nước khác mà không thật sự có một chiến lược nào (ngoài việc gây hỗn loạn có thể là một phần kế hoạch).
Thứ ba, Nga cung cấp sự hỗ trợ cho vùng Donbass và can thiệp vào Syria vì nhằm đáp trả hành động hiếu chiến của Mỹ khi hậu thuẫn cho vụ đảo chính tại Kiev do các nhóm phát xít mới và các chính trị gia Ukraine tham nhũng tiên phong, một số rất có thể đứng sau vụ xạ thủ bắn tỉa tại Maidan (vụ việc bị đổ tội cho ông Yanukovych). Chính quyền Kiev ném bom người dân Donbass, và Mỹ hậu thuẫn cũng như giúp đỡ các nhóm chiến binh thánh chiến tại Syria nhằm cố lật đổ nhà nước Syria thế tục và đa văn hóa.
Quả đúng thế, Nga đang đáp trả sự hiếu chiến của Mỹ và không ở trong cái mà chính quyền Mỹ có thể xem là “một vị thế mạnh”, việc không được gọi là hiếu chiến khi thể hiện sức mạnh quyền lực. Tuy nhiên, đồng thời Nga giải quyết rất tốt kịp thời các tình huống khẩn cấp quốc gia và khi đối mặt với sức ép từ bên ngoài như lịch sử từng minh chứng, Nga đang trở nên mạnh mẽ hơn nhờ chính những đòn tấn công của Mỹ.
Chính xuất phát từ những hành động với viễn cảnh đạo đức rõ ràng khiến nhân dân nhận thức rõ (lưu ý rằng khoảng 85% công chúng Nga ủng hộ tổng thống Putin bất chấp tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây). Vì lẽ đó Nga đáp trả sự hiếu chiến của Mỹ hơn là khởi đầu sự hiếu chiến và vì thế Nga không xem là đang phải chịu đựng điều gì đáng sợ hoặc đáng chế nhạo như phương Tây mưu toan thực hiện, mà như một phần tiến trình từ đó một quốc gia trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, nếu tôi là ông Obama, tôi sẽ lo lắng về thực tế Nga rốt cuộc đang bắt đầu lấy lại sự tự tin vì dường như tình thế khó khăn đã thúc đẩy sự phát triển phong phú hơn là trở nên bị bóp nghẹt hoặc bị khuất phục. Đúng là về mặt tài chính, Nga đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn, nhưng điều đó đang khiến đất nước đầu tư và tự lực phát triển các ngành công nghiệp của mình và mọi dấu hiệu đều cho thấy tiến trình này không hề dễ dàng nhưng đã bắt đầu.
Cũng vậy, chiến dịch chống các chiến binh khủng bố tại Syria Nga đã làm rõ rằng các lệnh trừng phạt dường như không hề ảnh hưởng tới khả năng quân sự của Nga.
Theo QPAN