Putin - Vị cứu tinh khiến nước Nga 'vĩ đại trở lại'

VietTimes -- Tiến sĩ Brovkin là nhà sử học, cựu giáo sư lịch sử tại trường Havard đã có nhận định trái ngược với những nhà phê bình phương Tây. Ông coi kết quả cuộc bầu cử Nga là biểu hiện của sự đoàn kết tập trung xung quanh một vị cứu tinh đã khiến nước Nga trở nên vĩ đại một lần nữa.
Khi bàn luận về những kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Nga, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ ông John McCain đã tuyên bố kết quả này là "một sự xấu hổ" đối với tất cả người Nga. Một vài nhà chỉ trích người Nga ủng hộ phương Tây đã tranh cãi rằng thực tế về việc ông Putin nhận được trên 76% số phiếu ủng hộ đã chứng tỏ kết quả của cuộc bầu cử là không bình thường. Bởi vì tại những nước bình thường, sẽ thường có 2 ứng viên có khoảng cách gần tương đương nhau và phân thắng bại. Quan điểm của những nhà chỉ trích này là điều đó sẽ chứng minh bản chất dân chủ của các cuộc bầu cử. 
Phản ứng chung của truyền thông phương Tây là không tin, nghi ngờ gian lận hay phản ứng tích cực nhất là miễn cưỡng hay đón nhận sự thật một cách lạnh nhạt. Chiến thắng áp đảo này cho thấy điều ngược lại. Nga hoàn toàn bình thường, tập hợp xung quanh lãnh đạo của họ và phương Tây đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng nội địa. Vòng bầu cử dồn phiếu tại Pháp hay những kết quả sát nút tại Mỹ, Đức hay Ý là triệu chứng cho tình trạng bất ổn nghiêm trọng mà một trong những nhà khoa học chính trị gọi là sự hỗn loạn trong hệ thống dân chủ phương Tây. 
Thượng nghị sĩ John McCain đã công kích tổng thống Trump vì gọi điện chúc mừng ông Putin thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vừa qua.Thượng nghị sĩ John McCain đã công kích tổng thống Trump vì gọi điện chúc mừng ông Putin thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vừa qua.
Những nhà tự do Nga thân phương Tây thường tự tạo thói quen nghĩ bất cứ thứ gì ở phương Tây cũng tốt đẹp hơn. Kiểu suy nghĩ này thực tế rất Nga hay ít nhất rất phổ biến với các trí thức Nga đã bị Tây hóa. 
Hãy nhớ lại năm 1914, giới có học trong xã hội Nga toàn bộ đều thân phương Tây. Những thành viên của Đảng dân chủ lập hiến (Kadet) muốn Nga giống như Pháp, những nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn hất cẳng chế độ Sa hoàng đang bị căm ghét và đưa lực lượng nông dân làm nòng cốt của sự đúng mực và hào hiệp, và những người Marxist trên mọi tầng lớp đều đã lấy cảm hứng từ hệ tư tưởng tự do Marxist Tây phương. Ưu tiên của Lenin không phải là nước Nga mà là cách mạng thế giới. Tất nhiên vẫn có những người như Stolypin - vị thủ tướng bị ám sát không muốn một cuộc chính biến lớn mà một nước Nga vĩ đại. Cũng có Petr Struve người tuyên bố những người Nga Tây hóa thiếu lo lắng về một đất nước phát triển tốt. Ông nghĩ điều đó quá tiêu cực và chỉ nhại lại phương Tây.
Điều đặc biệt trong những hành động chỉ trích của phương Tây là thái độ khinh bỉ sự lựa chọn của hàng triệu cử tri Nga. Vậy ai có thể cho họ quyền đánh giá những mong ước của người dân Nga? Ai đang trong một cuộc khủng hoảng. Hãy thử xem nền dân chủ của phương Tây qua những ví dụ dưới đây.
Pháp
Tại Pháp đảng Tiến Bước (En Marche!), một đảng hoàn toàn mới do ông Macron sáng lập đã thắng bà Marine Le Pen trong vòng dồn phiếu. Bà Marine Le Pen là chủ tịch của Đảng Mặt trận quốc gia (Front National), đảng này muốn đóng cửa biên giới Pháp, khôi phục lại chủ quyền của nước Pháp và cân nhắc lại mối quan hệ với liên minh châu Âu hoặc có thể là với cả châu Âu.
Front National chiếm được 30% số phiếu của cử tri pháp. 20% số phiếu thuộc về Đảng Xanh đảng cánh tả cũng gây chỉ trích trong chế độ. Các đảng Xã Hội và Những người Cộng hòa hoàn toàn thua. Ông Macron đã đưa ra một chính sách gần giống như của Đảng Mặt trận quốc gia nhưng nhẹ nhàng hơn và chiếm được trung tâm của hào quang chính trị: Ông chỉ đưa ra chính sách thúc đẩy sự hiệu quả, liên kết với Đức, tái cơ cấu liên minh châu Âu và kiểm soát chặt chẽ hơn các đường biên giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thắng đối thủ trong vòng dồn phiếu.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thắng đối thủ trong vòng dồn phiếu.
Vòng dồn phiếu không phải là một dấu hiệu cho nền dân chủ ổn định mà là dấu hiệu của khủng hoảng xã hội, một sự phân chia sâu giữa những người Pháp về các vấn đề lao động, nhập cư, EU và sự liên kết với Đức. Khủng hoảng cơ bản của xã hội Pháp là họ không đủ khả năng để sống như cách họ vẫn sống trước đây và miễn cưỡng đối diện với một thực tế mới,. Vì thế họ muốn đưa ông Macron lên để ông tiếp tục làm những gì cựu tổng thống Holland muốn nhưng không giành được. 
Đức
Cuộc bầu cử gần đây nhất hoàn toàn là một thảm họa với sự thống trị của đảng Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo (CDU). Từ trên 40% số phiếu, giờ CDU chỉ giành được khoảng 20%. Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) cũng thua thảm. Liên minh xã hội Cơ đốc giáo (CSU) tại Bavaria công khai chống lại chính sách nhập cư. Những bên thắng là Đảng sự lựa chọn khác cho nước Đức (AFD), đảng Cánh tả và đảng Xanh... những đảng chống chủ nghĩa thủ cựu không thích nhau nhưng tất cả cùng phản đối bà Merkel.
Hơn nữa, liên minh các đảng phái hoàn toàn không hợp lòng dân. Và một vài thành viên của SPD đã cảnh báo sẽ là tự sát với SPD và họ sẽ tiếp tục mất phiếu nếu còn ở lại cùng bà Merkel vì vậy họ cũng làm giống như các đảng phải khác vì họ sợ sẽ thua AFD và Die Link - một đảng có khuynh hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liệu đây có phải là dấu hiệu của một nền chính trị ổn định? Không, đây là dấu hiệu của sự hỗn loạn, một dấu hiệu của sự phân tán và không đủ khả năng để tạo nên một chính phủ nào hơn là chính phủ đã mất hoàn toàn sự ủng hộ như liên minh CDU/CSU và SPD. 
Bà Angla Merkel thủ tướng Đức đã phải liên minh nhiều đảng để tạo nên một chính phủ liên minh.Bà Angla Merkel thủ tướng Đức đã phải liên minh nhiều đảng để tạo nên một chính phủ liên minh.
Ý
 Những cuộc bầu cử gần đây nhất tại Ý cho thấy sự nổi loạn của toàn bộ cử tri chống lại giới quyền uy. Tất cả những đảng chiến thắng đều chống chủ nghĩa thủ cựu: Đảng Năm Sao (Five Star Movement) là cánh tả và chống nhập cư. Đảng Liên Đoàn (League) là cánh hữu, chống nhập cư và chống EU. Ông Berlusconi đã tham gia cánh hữu và xu thế chống nhập cư.
Những người theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ châu Âu đã thua thảm. Và Ý (như họ nói) thì không thể cai trị với một khoản nợ khổng lồ, với sự nổi dậy chống lại dân nhập cư, với rạn nứt giữa hai miền nam bắc và với một hệ thống chính trị tai tiếng. Liệu đây có phải là điều đáng ngưỡng mộ và là một nền dân chủ ổn định?

Mỹ một ví dụ sáng chói về dân chủ cho những người Nga theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây
 Hệ thống chính trị của Mỹ cũng có vẻ như đang khủng hoảng. Rất nhiều người dần quen với dấu hiệu: Đây không phải là tổng thống của tôi. Tòa án gạt bỏ những quyết định điều hành của tổng thống. Nghị viện về mặt kỹ thuật đang trong tay của đảng cộng hòa thì trong thực tế đang theo nghị trình của những đảng viên dân chủ buộc tội tổng thống tội thông đồng (với người Nga). FBI thì bị cáo buộc tội bí mật theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Các quan chức cấp cao của chính phủ thì dựa vào nghị viện để củng cố vị trí của họ. Tiến trình bầu cử của đảng được xem là bị thao túng...
Lầu Năm Góc thì phớt lờ tổng thống và tự tung tự tác tại Syria. Vậy đây có phải là những dấu hiệu hoạt động bình thường của hệ thống dân chủ hay không? Không, rõ ràng tất cả đều là những dấu hiệu của khủng hoảng loạn chức năng trong hệ thống chính trị Mỹ. Đó là dấu hiệu của sự hỗn loạn, một mớ bòng bong và thậm chí là sự bất lực của tổng thống. 
Tổng thống Donald Trump bị mắc kẹt trong những di sản chính sách của phe phái ngầm trong nền chính trị Mỹ.Tổng thống Donald Trump bị mắc kẹt trong những di sản chính sách của phe phái ngầm trong nền chính trị Mỹ.

Anh quốc

Tại đây, người ta có một chính phủ đã cam kết ra khỏi châu Âu (Brexit là từ ghép Britain và Exit) theo một cuộc trưng cầu dân ý nhưng thực tế đảng lãnh đạo hay ít nhất là một nửa trong số họ muốn kết quả ngược lại. Và chúng ta có một xã hội bị phân chia sau sắc: có những người muốn Brexit, những người khác muốn ở lại Liên minh châu Ấu nhưng tất cả đều muốn giữ lại đồng bảng Anh và chủ quyền tối cao của họ.

Có hai đảng lớn đã miễn cưỡng chấp nhận những kết quả của cuộc trưng cầu dân ý nhưng trì hoạn việc thi hành nó mà không có một chính sách nào rõ ràng. Vấn đề về biên giới Ireland vẫn không được giải quyết, vấn đề về độc lập của Scotland vẫn đang im lìm nhưng có thể bùng nổ thành khủng khoảng mới bất cứ lúc nào. Quan hệ thương mại với EU cũng chưa được giải quyết, những mối quan hệ với Mỹ vẫn đang dậm chân tại chỗ. Liệu đây có phải là những dấu hiệu của một chính phủ dân chủ ổn định? Không, rõ ràng đây là những dấu hiệu của khủng hoảng, của sự phiền muộn, do dự và bất an.

Anh vẫn loay hoay và tìm cách kéo dài thời hạn rút khỏi liên minh châu Âu.Anh vẫn loay hoay và tìm cách kéo dài thời hạn rút khỏi liên minh châu Âu.

Mặc cho những dấu hiệu mà các nhà quan sát phương Tây cáo buộc rằng Nga có một kiểu hủy hoại nền dân chủ hay bị cai trị bởi một nhà độc tài, đầu độc những điệp viên vô tội trên đất Anh? Sự tiếp tục ngưỡng mộ những nền dân chủ phương Tây của người Nga theo chủ nghĩa tự do bị tây hóa đơn giản là một sự lâm ly thống thiết. Họ không biết hoặc thậm chí từ chối để hiểu hay không thấy trước những gì đang xảy ra ở các nước phương Tây.

Nga

Bây giờ hãy quay lại với đất nước Nga. Điều các nhà chỉ trích không lĩnh hội được là người Nga không muốn có họ. Ông Navalny cố gắng thuyết phục EU không công nhận những cuộc bầu cử vì ông không được tham gia tranh cử. Điều này đầy tính kiểu ngạo khi ông nghĩ nếu ông được cho phép tranh cử ông sẽ thắng lợi. Ông không mang lại gì ngoài những cuộc mít tinh với những lời sáo rỗng rằng mọi thứ đều đang rất xấu, rằng bạn đang thấy tham nhũng, cướp bóc và không có lựa chọn nào. Đây là những viễn cảnh được ưa thích nhất bởi những người dân chủ?
Cần phải nhắc lại với họ thế nào là sự tham nhũng thật sự, sự cướp bóc thật sự và thế nào là sự không có quyền lựa chọn trước thời ông Putin. 
(còn tiếp)