Tổ hợp Buk-M2E là phiên bản xuất khẩu của hệ thống tên lửa chiến trường nổi tiếng Buk, có khả năng tiêu diệt hầu như tất cả các loại máy bay, từ cường kích chiến trường đến tiêm kích chiếm ưu thế trên không, máy bay ném bom chiến lược hạng nặng. Các phương tiện đời cũ hơn và trực thăng chiến đấu là những mục tiêu dễ dàng của hệ thống
Đặc điểm chiến thuật then chốt của của Buk-M2E là khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo và bom có điều khiển. Tổ hợp có tính năng chống nhiễu cao, hoạt động ổn định trong điều kiện bị tấn công điện tử.
Tổ hợp Buk-M2E của Velezuela là phiên bản xuất khẩu, được lắp đặt trên khung gầm xe vận tải bánh hơi địa hình MZKT đặc chủng có khối lượng khoảng 22 tấn. Tổ hợp tên lửa Buk-M2 có khối lượng khoảng 14 tấn.
Xe trang bị động cơ 420 mã lực, cho phép đạt tốc độ đến 80km/h. Dự trữ hành trình 1000m. Xe có khả năng hoạt động trong mọi điều kiên thời tiết, môi trường.
Các quan chức lãnh đạo Venezuela đã học tập rất kỹ kinh nghiệm chiến trường Libya. Điều kiện quan trọng để lực lượng nổi dậy có vũ trang, tiến hành đấu tranh cướp chính quyền là phương Tây sẽ lập vùng cấm bay và tấn công mọi phương tiện chiến đấu của đối phương. Dựa vào ưu thế này, các lực lượng nổi dậy sẽ cướp vũ khí trang bị, nhận tài trợ của nước ngoài và vô hiệu hóa lực lượng vũ trang.
Để ngăn chặn khả năng phát sinh lực lượng vũ trang “nổi dậy” ở Venezuela, lực lượng phòng không và phòng thủ bờ biển tích cực rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao. Venezuela có nhiều các tổ hợp vũ khí từ Nga và Liên Xô cũ như Buk-M2E, Pechora-2M, Antei-2500. Ngoài ra còn có các hệ thống pháo phòng không tự hành ZU-23-2M, các tổ hợp tên lửa vác vai MANPAD Igla-S.
Trong tình huống bị tập kích đường không, quân đội Venezuela kiên quyết đáp trả nhằm phá lệnh cấm bay và bao vây phong tỏa của kẻ thù. Khi không thể can thiệp được bằng vũ lực phá hủy sức mạnh quân đội Venezuela, các lực lượng khác phải chấp nhận dừng tài trợ cho các nhóm đối lập. Và sau một thời gian, các tổ chức này do không có tiền sẽ tự sụp đổ.