Những người đi biển có kinh nghiệm nhất, luôn có một câu nói sâu sắc rằng không bao giờ nên tin vào một vùng biển lặng.
Vào ngày 25.11, căng thẳng đã leo thang giữa Ukraine và Liên bang Nga quanh eo biển Kerch kết nối biển Azov và Biển Đen. Khủng hoảng bên trong và xung quanh đất nước Ukraine đã dấy lên kể từ năm 2014, đã khiến OSCE triển khai hàng trăm giám sát viên dân sự để báo cáo về việc vi phạm lệnh ngừng bắn ở phía đông của đất nước này.
Ngay lập tức sau những ngày diễn ra sự kiện, chúng tôi đã kêu gọi tất cả các bên đóng góp những biện pháp chính trị và ngoại giao để giảm leo thang tình huống và làm dịu đi căng thẳng tránh những rủi ro do sự mất ổn định trong khu vực.
Vụ đụng độ hải quân là một sự cố quốc tế đã làm môi trường an ninh mỏng manh hơn, gây nên rủi ro tạo ra sự mất ổn định và căng thẳng ra ngoài khu vực bờ biển Azov.
Chúng tôi kêu gọi cả 2 phía thể hiện sự kiềm chế và đưa ra biện pháp ngoại giao khôn ngoan. Việc phóng thích và trả lại những tàu chiến Ukraine và đoàn thủy thủ bị bắt giữ là bước đi then chốt đầu tiên.
Từ đó, Ukraine và Nga có thể cùng nhau tham gia một quá trình kéo họ ra khỏi những tranh chấp mới và những sự khích động sẵn có. OSCE - tổ chức mà cả Nga và Ukraine đều là thành viên, có thể là một trung gian trung thực và là một thước đo thực tế đại diện để ngăn chặn xung đột giữa 2 nước.
Ngày 6.12, cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao giữa 57 thành viên OSCE và 11 đối tác sẽ diễn ra tại Milan. Được xây dựng trên phương châm của chủ tịch Italia "Đối thoại - Chủ quyền - Trách nhiệm", Hội đồng các Bộ trưởng Ngoại giao sẽ cung cấp một cơ hội tuyệt vời để giải quyết những thách thức nghiêm trọng. Chúng tôi là đại sứ OSCE Italia và Tổng thư ký đã sẵn sàng để đưa ra sự giúp đỡ hợp lý và những gì tốt nhất để tạo điều kiện cho cuộc đối thoại.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu có thể cung cấp một loạt những phương tiện để giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn các sự cố, giảm căng thẳng, xây dựng lại niềm tin và ngăn chặn bất cứ cuộc xung đột nào. Hãy để chúng tôi sử dụng chúng!
Văn kiện OSCE tại Vienna về thành lập những biện pháp gây lòng tin và bảo vệ an ninh thường được giám sát bởi công chúng đã là một biện pháp cốt yếu để giữ ổn định an ninh châu Âu kể từ năm 1990. Văn kiện này được tạo ra với mục đích chính là xua tan nỗi lo và giúp các nước hiểu được ý định, mục đích trong các hoạt động có thể khiến các nước coi là mối đe dọa hay sự hiểu lầm.
Văn kiện Vienna cung cấp một số những cơ chế pháp lý và ngoại giao các nước có thể sử dụng. Giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn sự cố quân sự đã được tranh luận rộng rãi trong nhiều tháng qua bao gồm cả cấu trúc đối thoại của OSCE: một sự thừa nhận rõ ràng của tất cả các nước tham gia về điều cần thiết để tiến lên phía trước. Hiện tại là thời điểm cho tất cả mọi người hợp tác để đát được mục đích đó.
Đặc biệt, Ukraine và Nga cần tìm cách để quay lại với tinh thần trong thỏa thuận song phương của họ vào năm 2003. Là đối tác tin cậy, điều đình và thúc đẩy, OSCE có thể hỗ trợ thích đáng cho các cuộc hội đàm.
Điều này đã mang chúng tôi tới với cuộc xung đột tại Donbass. Không may, thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm thường có đến hàng trăm và đôi khi là hàng nghìn vi phạm được ghi nhận hàng ngày. Cả Ukraine và Nga đều phải tham gia một cách xây dựng bằng cách thực thi thỏa thuận Minsk và tránh xa những hành động ăn miếng - trả miếng gây nên rủi ro lớn về leo thang xung đột.
An ninh châu Âu không thể được chấp nhận theo cách một ai đó không bao giờ nên tin vào vùng biển lặng. Đó là lý do tại sao OSCE lại được tạo ra nhiều thập kỷ trước: là một bến cảng an toàn khi biển động dữ dội.