Công ty đại chúng ở đây là Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn (UPCoM: SRT) - một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và lên sàn UPCoM từ năm 2016 nhưng hiện vẫn do nhà nước chi phối (chiếm 78,44% vốn điều lệ).
Theo SSC: Ngày 30/12/2016 ông Vũ Đức Tâm mua 6.587.393 cổ phiếu SRT, dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu tăng từ 0 cổ phiếu SRT lên 6.587.393 cổ phiếu SRT (chiếm tỷ lệ: 13,09%). Tuy nhiên, đến ngày 07/02/2017 Sở GDCK Hà Nội mới nhận được báo cáo sở hữu của ông Vũ Đức Tâm.
Như vậy có thể thấy, quyết định xử phạt ông Vũ Đức Tâm của UBCKNN đã được đưa ra khá muộn – tới gần hai năm sau sự kiện (?!).
Trích phần giới thiệu về ông Vũ Đức Tâm của Seaprodex Saigon.
|
Thông báo xử phạt của SSC không thông tin cụ thể về nhân thân ông Tâm, tuy nhiên theo tìm hiểu của VietTimes, ông Vũ Đức Tâm là một nhà đầu tư còn khá trẻ. Ông sinh ngày 01/01/1990, có nghĩa khi mua 6,6 triệu cổ phiếu SRT (khoảng 66 tỷ đồng theo mệnh giá), nhà đầu tư cá nhân này đang ở độ tuổi 26.
Seaprodex Saigon xuất hiện đại cổ đông mới |
Bằng chứng là trong giai đoạn đầu tư vào SRT, ông Tâm đã đảm nhiệm những trọng trách còn quan trọng hơn tại một doanh nghiệp nghìn tỷ và cũng có gốc Nhà nước khác, là Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon; UPCoM: SSN). Doanh nhân sinh năm 1990 này chính là người đứng đầu Ban điều hành SSN trên cương vị Tổng Giám đốc kể từ ngày 01/7/2016, chưa kể vai trò Thành viên HĐQT Công ty. Ngày 20/10/2017, ông Tâm từ nhiệm và nhường lại chức vụ Tổng Giám đốc SSN cho ông Huỳnh Sơn Trung. Cùng ngày, vị doanh nhân trẻ từng sở hữu hàng triệu cổ phiếu SSN này cũng rút khỏi HĐQT công ty.
“Lệch pha” với cổ đông Nhà nước
Trở lại với câu hỏi trên tiêu đề (Ông Vũ Đức Tâm đã mua “chui” 13,09% cổ phần SRT từ đâu?), dữ liệu VietTimes thu thập được cho thấy, 6.587.393 cổ phiếu SRT mà ông Vũ Đức Tâm đã nhận chuyển nhượng không phải được gom từ các cổ đông nhỏ lẻ - là những cán bộ công nhân viên của Vận tải Đường sắt Sài Gòn được phân phối theo phương án cổ phần hóa. Mà nó được nhượng lại từ một cá nhân khác, cụ thể là từ bà Trần Kim Ngân (trú tại phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM).
Sau khi SRT được cổ phần hóa, bà Ngân xuất hiện trong tư cách cổ đông lớn thứ 2 của công ty – sau Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Rồi như đã biết, bà Ngân chỉ cầm lô cổ phần SRT này trong ít tháng trước khi “sang tay” lại cho ông Vũ Đức Tâm vào cuối năm 2016.
Có một điểm đáng chú ý là dù sở hữu một lượng cổ phần SRT chiếm tới hơn 13% vốn điều lệ, nhưng và Trần Kim Ngân trước đây và ông Vũ Đức Tâm hiện tại chưa từng đảm trách một chức vụ gì trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn; Kể cả ở HĐQT, Ban Tổng Giám đốc hay Ban Kiểm soát.
Một diễn biến gần đây tại SRT cho thấy cho thấy sự thiếu sự thiếu đồng thuận giữa ông Vũ Đức Tâm với nhóm chi phối công ty (cổ đông nhà nước).
Cụ thể, cách đây ít hôm khi SRT tiến hành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về hai nội dung: (1) Tạm hoãn chi trả cổ tức năm 2017; (2) Bổ sung Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2018 (Thí điểm nâng cấp, cải tạo toa xe khách sử dụng vật liệu mới; Mua ô tô 7 chỗ phục vụ công tác nghiên cứu viện tại khu vực miền Trung), thì ông Vũ Đức Tâm đã biểu quyết không tán thành cả hai nội dung.
Trong khi, cổ đông nhà nước là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (đại diện bởi ông Nguyễn Đức Nhân và ông Đào Anh Tuấn) lại biểu quyết ngược lại – tán thành cả hai. Phần lớn trong số gần 800 cổ đông thể nhân còn lại của SRT cũng tán thành cả hai.
Dĩ nhiên, với cổ phần chi phối, ý chí của cổ đông Nhà nước đã được thông qua; còn ông Vũ Đức Tâm – dù là cổ đông lớn nhưng mức độ sở hữu là không đủ để có tiếng nói quyết định.
Sự “lệch pha” trong ý kiến của ông Tâm và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phần nào thể hiện sự khác biệt về định hướng phát triển giữa 2 cổ đông lớn nhất của SRT.
Đại hội lịch sử của Seaprodex Saigon |
Lưu ý rằng, khi nhóm ông Tâm nắm quyền chi phối Seaprodex Saigon, doanh nghiệp này đã bỏ ngành thủy sản và rẽ hẳn sang một hướng mới: địa ốc.
Nhưng để có thể “lái” SRT , trước tiên ông Tâm và nhóm của mình phải có được quyền chi phối doanh nghiệp gốc nhà nước này. Vừa hay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang có ý định thoái vốn tại các doanh nghiệp vận tải. Dẫn lời trên truyền thông mới đây, P.TGĐ Phan Quốc Anh nói rằng, VNR khuyến khích doanh nghiệp ngoài ngành mua cổ phần tại 2 công ty vận tải Hà Nội và Sài Gòn…/.