Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trao Huân chương Tự do cho Stephen Hawking. Đây là huân chương dân sự cao quý nhất tại Mỹ.
Theo người phát ngôn của gia đình nhà vật lý học Stephen Hawking, ông vừa qua đời ở tuổi 76 tại nhà riêng ở Cambridge vào rạng sáng thứ 4 ngày hôm nay.
3 người con của Hawking bao gồm Lucy, Robert và Tim đã phát biểu với báo chí: "Chúng tôi rất buồn vì sự ra đi của người cha yêu dấu của mình. Ông ấy không những là một nhà khoa học vĩ đại, mà còn là một người đàn ông phi thường - người sở hữu một công việc và cả một di sản vĩ đại, sẽ tiếp tục tồn tại qua nhiều năm nữa".
Hawking cùng vợ và con trai Tim sau buổi lễ nhận bằng danh dự của trường ĐH Cambridge.
Trước đó Hawking đã bị một căn bệnh thần kinh hiếm gặp khiến ông đã ràng buộc cuộc đời mình trên chiếc xe lăn, tuy nhiên trong thời gian đó ông vẫn không ngừng cống hiến những nghiên cứu của mình cho xã hội.
Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo. Ông từng theo học ĐH Oxford và tốt nghiệp với bằng vật lý hạng nhất. Sau đó ông chuyển đến ĐH Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ về vũ trụ học.
Nhà vật lý Hawking ở độ tuổi 12 (trái) và khi tốt nghiệp ĐH Oxford năm 1962.
Trong thời gian làm luận án, người ta phát hiện ra Hawking bị mắc một chứng bệnh về thần kinh có tên Lou Gehrig và ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau này, ông phải phẫu thuật cắt khí quản và không còn khả năng nói chuyện bình thường được nữa. Ông bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.
Lĩnh vực chính của Hawking là nghiên cứu lý thuyết vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử. Năm 1971, ông đưa ra các công trình toán học ủng hộ cho lý thuyết Vụ nổ lớn về nguồn gốc vũ trụ. Ông còn cho rằng, sau Vụ nổ lớn, các hố đen nguyên thủy hoặc các hố đen siêu nhỏ được hình thành và chứng minh rằng diện tích bề mặt của hố đen không bao giờ giảm.
Các nhà khoa học khác cũng đã bày tỏ sự tiếc thương của mình đối với Stephen Hawking trên các phương tiện truyền thông.
Bao gồm nhà thiên văn học nổi tiếng Neil de Grasse Tyson chia sẻ trên trang Twitter cá nhân:
"Sự ra đi của Stephen Hawking đã để lại một khoảng trống cho một nền trí tuệ. Thế nhưng lại kiến thức ông để lại không hề rỗng tý nào, nó như một năng lượng chân không thấm qua lớp vải của không gian và thời gian, bất chấp với mọi thách thức".
Sean Carroll, nhà vật lý tại Caltech cho biết: "Stephen Hawking là nhà khoa học hiếm hoi xứng đáng được mọi người biết đến. Một nhà vật lý vĩ đại và là một người luôn đầy cảm hứng, một nhân cách lớn!"
Nhà vật lý lý thuyết Lawrence Krauss bày tỏ trên Twitter: "Một ngôi sao đã về với vũ trụ, Stephen Hawking đã chiến đấu và thuần hóa vũ trụ trong 76 năm cuộc đời".
Jonathan McDowell - một nhà thiên văn học thuộc Trung tâm Harvard-Smithsonian hoài niệm: "Tôi nhớ lại khi chúng tôi giảng bài cùng nhau và ông đã có nỗ lực lớn để có thể nói chuyện được. Trước khi căn bệnh ập đến và chưa có máy trợ giúp giọng nói".
Trước khi qua đời, Stephen Hawking cũng đã từng truyền cảm hứng cho các nhà sản xuất các chương trình trên TV. Đặc biệt là bộ phim "The Theory of Everything - Thuyết vạn vật" sản xuất năm 2014 nói về cuộc đời đầy vĩ đại của ông. Bộ phim đã đoạt được các giải Quả cầu vàng, BAFTA và Oscar…do diễn viên Eddie Redmayne tài năng đóng thế.
Theo ICT News