Ngoài “madame” Thảo của Việt Nam, top 5 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2019 còn những ai?

VietTimes -- Ngày 24/9, Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (Asia's Power Businesswomen 2019), trong đó có hai người phụ nữ đến từ Việt Nam. Tự hào hơn nữa, một trong số hai nữ doanh nhân Việt đã lọt vào Top 5 danh giá này.
Ảnh: Forbes
Ảnh: Forbes

Hàng năm, Forbes thường tổng hợp những người phụ nữ thành đạt có tầm ảnh hưởng lớn đối với bối cảnh kinh tế châu Á trong vài thập kỷ tới. Với những thành tích “khủng” trong nhiều lĩnh vực, những người phụ nữ này đã phá vỡ mọi định kiến và rào cản về vai trò của người phụ nữ trong ngành công nghiệp. Dưới đây, tạp chí VietTimes xin được trích dẫn 5 người phụ nữ đạt thứ hạng cao nhất trong danh sách này.

1. Jenny Lee - 47 tuổi - Giám đốc đối tác tại quỹ đầu tư GGV Capital - Singapore

Ảnh: GGV Capital
Ảnh: GGV Capital

Người phụ nữ có thứ hạng cao nhất trong danh sách này là nhà đầu tư mạo hiểm Jenny Lee. Khoản đầu tư của cô vào quỹ đầu tư mạo hiểm GGV Capital (có trụ sở tại Hoa Kỳ và Trung Quốc) khiến cô được Forbes xếp vào nhóm nhà đầu tư công nghệ hàng đầu của thế giới. Danh mục đầu tư của cô tại các công ty triển vọng có giá trị lên tới 56 tỷ USD. Jenny Lee là một cựu kỹ sư máy bay, cô gia nhập GGV vào năm 2005 và mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Thượng Hải, Trung Quốc.


Vào tháng 4, cô đã mở lại văn phòng của GGV tại Đông Nam Á (đã ngừng hoạt động từ năm 2000). Tháng 10 năm ngoái, nữ doanh nhân này còn thành lập còn thành lập một quỹ trị giá 1,9 tỷ USD đưa tổng số vốn của GGV dưới sự quản lý của cô lên 6,2 tỷ USD. Có 11 công ty nằm trong các hạng mục đầu tư của cô, trong đó có 3 IPO vào năm 2018. Năm 2012, cô đầu tư vào mạng xã hội Trung Quốc YY và đã thu về lợi nhuận gấp 15 lần khoản đầu tư ban đầu. Hiện tại, cô đang tham vọng nghiên cứu đầu tư trong lĩnh vực học máy và robot.

2. Anna Fang - 37 tuổi - CEO Quỹ đầu tư ZhenFund - Trung Quốc

Ảnh: Amcham China
Ảnh: Amcham China

Một nhà đầu tư khác đến từ Trung Quốc - Anna Fang, CEO Quỹ đầu tư ZhenFund. Kể từ khi thành lập,  ZhenFund đã hỗ trợ hơn 700 công ty khởi nghiệp bao gồm công ty AI Yitu Technology, công ty giáo dục trực tuyến VIPKid và ứng dụng thương mại điện tử xã hội Xiaohongshu. Tốt nghiệp cả Đại học Columbia và Đại học Stanford, người phụ nữ này bắt đầu sự nghiệp tại JPMorgan ở New York với tư cách là chủ ngân hàng đầu tư cho các công ty tiêu dùng và bán lẻ. Thành công của cô trong việc điều hành một quỹ đầu tư lớn nhất Trung Quốc đã giúp cô có một vị trí danh giá trong danh sách sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm nay.


3. 
Dian Siswarini - 51 tuổi - Chủ tịch tập đoàn viễn thông XL Axiata - Indonesia

Ảnh: Selular.ID
Ảnh: Selular.ID

Siswarini là người phụ nữ đầu tiên điều hành một công ty viễn thông lớn của Indonesia - XL Axiata. Việc lãnh đạo một ngành công nghiệp mà nam giới có xu hướng thống trị từ trước đến nay khiến bà trở nên đặc biệt. Bắt đầu tiếp quản XL Axiata từ năm 2015, cải tổ, phát triển và phát minh là 3 chiến lược quan trọng mà bà đưa ra trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của XL Axiata.


Dưới sự lãnh đạo của Siswarini, XL Axiata đã bán các thiết bị viễn thông cho hầu hết các cơ quan phi chính phủ cung cấp một vùng truy cập rộng hơn và dịch vụ dữ liệu với giá cả phải chăng, tăng thị phần của hãng lên gần 18% vào năm ngoái. Nữ doanh nhân cho rằng cần thay đổi quan điểm giáo dục, khuyến khích phụ nữ theo đuổi lĩnh vực công nghệ.

4. Nguyễn Thị Phương Thảo - 49 tuổi - Nhà sáng lập, CEO hãng hàng không Vietjet - Việt Nam

Ảnh: Forbes
Ảnh: Forbes

Theo giới thiệu của Forbes, CEO hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử trong ngành một kinh doanh thường dẫn dắt bởi nam giới. "Bà Thảo là người phụ nữ duy nhất thành lập và điều hành một hãng hàng không riêng", Forbes mô tả. Bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với tài sản 2,5 tỷ USD.


Hãng hàng không của bà được thành lập năm 2007 hiện đã lớn hơn cả Vietnam Airlines về số lượng hành khách vận chuyển. Từ một vài hành trình nội địa khi mới ra mắt, Vietjet đã dần dần mở rộng ra 80 máy bay phục vụ 120 điểm đến. "Chiến lược của chúng tôi là mở rộng sang bất kỳ thị trường nào trong bán kính 2.500 km. Như vậy, chúng tôi có thể tạo ra những căn cứ phục vụ một nửa lượng dân số thế giới", bà Thảo bày tỏ. Trong năm 2017, Vietjet đã lên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM với vốn hóa thị trường 1,4 tỷ USD. Năm tiếp theo, Vietjet đã vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam.

5. Sophia Kim - 36 tuổi - Nhà sáng lập, CEO Market Kurly - Hàn Quốc

Ảnh: The Investor
Ảnh: The Investor

Sophia Kim tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Wellesley ở Massachusetts. Sau đó, cô tiếp tục theo học tại Goldman Sachs, McKinsey, Temasek và Bain. Tuy nhiên, cuối cùng cô lại rẽ ngang sang một lĩnh vực rất tiềm năng của Hàn Quốc hiện nay: thương mại điện tử. Mặc dù thị trường mua sắm trực tuyến đang bùng nổ, nhưng rất ít hàng tươi sống. Market Kurly được Sophia Kim thành lập vào năm 2015 có trụ sở tại Seoul, được coi là Amazon thực phẩm tươi sống của Hàn Quốc. Kể từ đó đến nay, doanh số tại công ty đã tăng hơn 50 lần lên 156 tỷ won (140 triệu USD).


Market Kurly hiện có hơn 2 triệu người đăng ký, tương đương 1/5 dân số Seoul. Một trong những tính năng được nhiều người ưa thích ở ứng dụng này đó là dịch vụ giao hàng vào sáng sớm, theo đó các đơn đặt hàng trước 11h đêm sẽ được giao trước 7h sáng ngày hôm sau. Market Kurly thực sự đã làm nên một cuộc cách mạng về thói quen mua thực phẩm tươi sống của người Hàn Quốc. Thay vì mua các loại thực phẩm này từ siêu thị hoặc chợ truyền thống, giờ đây mọi người có thể mua chúng trên cửa hàng trực tuyến Market Kurly mà vẫn mua được thực phẩm tươi sống chất lượng. Hiện tại công ty đã thấy có tới 30.000 đến 40.000 đơn hàng mỗi ngày.

CEO NutiFood Trần Thị Lệ. (Ảnh: Zing.vn)
CEO NutiFood Trần Thị Lệ. (Ảnh: Zing.vn)


Ngoài bà chủ Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo trong top 5 thì danh sách top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 của Forbes còn vinh danh một đại diện khác đến từ Việt Nam. Đó là bà Trần Thị Lệ, CEO NutiFood.

Với bà Trần Thị Lệ, Forbes cho biết từ khi cùng chồng là ông Trần Thanh Hải trở thành cổ đông lớn của NutiFood năm 2013, vợ chồng bà Lệ đã đưa công ty trở thành một trong những nhà sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa lớn nhất Việt Nam. 

CEO Trần Thị Lệ và Chủ tịch Trần Thanh Hải đặt tham vọng đưa NutiFood vượt ra khỏi biên giới Việt Nam bằng việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động liên doanh, mua bán và sáp nhập.

Theo Forbes