Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu sẽ thay đổi hoàn toàn sau “vụ sáp nhập thế kỷ”

Mặc dù cả hai Giám đốc điều hành Sergio Marchionne và Carlos Ghosn không còn dẫn dắt Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và Renault, nhưng ý tưởng hợp nhất vẫn được các thế hệ lãnh đạo kế thừa theo đuổi.
Việc sát nhập được đánh giá sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động phát triển xe điện và xe thông minh trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Việc sát nhập được đánh giá sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động phát triển xe điện và xe thông minh trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Tới nay, hai bên đã xác định xong lộ trình hợp nhất, và cho biết sẽ sớm thông báo cụ thể. FCA hiện đang sở hữu Abarth, Alfa Romeo, Chrysler, Dodge, Fiat, Fiat Professional, Jeep, Lancia, Maserati, và Ram Trucks (trừ Ferrari đã “ly khai” từ năm 2016). Về phần mình, Renault hiện nằm trong liên minh với Nissan và Mitsubishi.

Như vậy, nếu hợp nhất, thực thể mới sẽ thực sự là thế lực dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, vượt xa Toyota và Volkswagen về quy mô. Sản lượng xe mỗi năm cũng có thể đạt tới 8,7 triệu chiếc, tương ứng doanh thu thường niên khoảng hơn 190 tỷ USD.

nganh cong nghiep o to toan cau se thay doi hoan toan sau vu sat nhap the ky
Việc hai tập đoàn châu Âu quyết định hợp nhất sẽ tạo ra thế lực mới đầy hùng mạnh trong ngành công nghiệp ô tô thế giới..

Con số này cũng sẽ giúp FCA-Renault vượt qua Hyundai và General Motors, tiến lên vị trí thứ ba về thị phần ô tô toàn cầu. Nói cách khác, bộ mặt và luật chơi của ngành công nghiệp “bốn bánh” thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn.

Dĩ nhiên, việc hợp nhất hai thực thể có tầm vóc toàn cầu như vậy là điều không hề dễ dàng, nhưng được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết một số điểm yếu của cả hai bên. Theo một nguồn tin gần gũi với những đàm phán, hiện nay vấn đề trọng tâm đang là chuyển giao tài sản và các thực tể, hướng tới việc sát nhập ngang bằng (mỗi bên sở hữu 50%).

Hiện nay, chính phủ Pháp đang nắm 15% cổ phần của Renault. Tờ Les Echos cũng cho biết, Chủ tịch tập đoàn này, ông Jean-Dominique Senard, cũng đã trình kế hoạch hợp nhất FCA-Renault lên Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire từ cuối tuần trước. Giới phân tích cho rằng Paris sẽ muốn đảm bảo quyền lợi cho người lao động và quyền kiểm soát doanh nghiệp trong thương vụ “khủng” này. Trong đầu tuần này, ban lãnh đạo Renault cũng sẽ nhóm họp để xúc tiến kế hoạch.

nganh cong nghiep o to toan cau se thay doi hoan toan sau vu sat nhap the ky
Không có tiếng nói trong những thỏa thuận sát nhập lần này, tương lai của Nissan sẽ thực sự khó đoán định.

Ở góc độ thị trường, việc hợp nhất FCA và Renault sẽ giúp tăng cường đáng kể sức cạnh tranh, đồng thời cho phép mỗi công ty con bù đắp được những điểm yếu của mình. Hiện nay, FCA đang rất thành công tại thị trường Bắc Mỹ của Chrysler với các dòng xe Jeep và xe bán tải Ram, nhưng lại kinh doanh khá èo uột tại quê nhà châu Âu của Fiat. Ngoài ra, danh mục sản phẩm của hãng cũng đang “kém xanh”, và rất vất vả trong việc bắt kịp các quy định khí thải ngày càng hà khắc của nhiều quốc gia phát triển.

Trong khi đó, Renault hiện lại là một trong những tên tuổi tiên phong trong lĩnh vực xe điện, và nổi tiếng với nhiều công nghệ động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, hãng này dù có chỗ đứng vững vàng tại thị trường Nga, nhưng lại không hề hiện diện ở Bắc Mỹ. Về phần mình, Fiat và Nissan đều rất mạnh trong phân khúc xe cỡ nhỏ, trong khi Mitsusbishi đang khái thác cực kỳ hiệu quả thị trường Đông Nam Á.

Việc hợp nhất cũng sẽ giúp mỗi thương hiệu tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, đặc biệt là ở châu Âu. Hiện nay, 1/3 trong tổng số 198.500 nhân lực của FCA đang làm việc tại Lục địa già, dù hầu hết lợi nhuận của hãng lại đến từ Bắc Mỹ.

Trong khi đó, một nửa doanh số của Renault là ở châu Âu. Mitsubishi dù mới chỉ gia nhập liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi, nhưng cũng sẽ hưởng lợi từ thỏa thuật sát nhập. Giới phân tích cho rằng, thương hiệu lâu đời của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản này có thể tiết kiệm tới hơn 1,1 triệu USD mỗi năm.

Tuy vậy, câu hỏi lớn nhất trong thương vụ sát nhập này vẫn là: vị trí của Nissan sẽ ở đâu? Mặc dù sở hữu 15% cổ phần của Renault, nhưng Nissan không có quyền tham gia vào quá trình đưa ra các quyết sách, đồng nghĩa với việc không có tiếng nói trong thỏa thuận sát nhập lần này. Trong khi đó, nếu xét tương quan với đối tác Pháp, Nissan đang có quy mô lớn hơn rất nhiều, dù Renault đang sở hữu tới 43% cổ phần của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.

Cũng cần phải nói rằng, lâu nay Nissan vẫn luôn tìm cách tăng quyền tự quyết và tính độc lập trong hoạt động, bao gồm cả việc liên tục phản đối nỗ lực thu hẹp khoảng cách trong liên minh, vốn được Renault đề xuất thông qua việc thành lập một quỹ đầu tư chung. Việc sát nhập lần này sẽ càng khiến Nissan bị bó buộc và mất tính tự chủ hơn bao giờ hết.

Thực tế này khiến nhiều ý kiến cho rằng tập đoàn có trụ sở tại Kangawa (Nhật Bản) này sẽ ít nhiều phản đối. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Nissan Hiroto Saikawa chưa hề bày tỏ quan điểm riêng, và vẫn khẳng định luôn sẵn sàng tiếp nhận nhận mọi đề nghị đàm phán.

Trong những ngày tới đây, khi những thông tin được hé lộ nhiều hơn, thế giới sẽ biết được chính xác ngành công nghiệp ô tô toàn cầu sẽ đi về đâu sau thương vụ sáp nhập “thế kỷ” này.

Theo Hải Quan

https://baohaiquan.vn/nganh-cong-nghiep-o-to-toan-cau-se-thay-doi-hoan-toan-sau-vu-sap-nhap-the-ky-105536.html