Nga triển khai “sát thủ” hạt nhân khủng khiếp nhất thế giới

Theo báo chí Nga, Moscow có thể triển khai loại tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa mạnh và nguy hiểm nhất thế giới RS-26. Loại tên lửa “sát thủ” của Nga mới đây đã được nhắc tới trong một chương trình truyền hình của Trung Quốc.
Tên lửa liên lục địa RS-26
Tên lửa liên lục địa RS-26

Chuyên gia Trung Quốc đã nhắc tới tên lửa SR-26 với sự nể sợ những tính năng có một không hai của loại tên lửa liên lục địa reo rắc nỗi sợ hãi trong giới quân sự nước ngoài.

Điều gì khiến tên lửa RS-26 trở nên đáng sợ đến vậy? Đó là tầm bắn lên tới 11.000km và liên tục thay đổi quỹ đạo bay, điều đó có nghĩa nó có thể lọt qua thậm chí cả hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất của Mỹ.

Những tính năng đặc biệt của tên lửa RS-26 là mặc dù chỉ nặng 80 tấn so với loại tên lửa RR-24 tiền bối nặng tới 120 tấn, tên lửa RS-26 (còn gọi là Rubezh) có sức công phá 1,2 megaton với 4 đầu đạn mỗi chiếc có sức công phá 300 kiloton.

Tên lửa RS-26 Rubezh gần như bất khả xâm phạm đối với các tên lửa chống tên lửa Mỹ vì có tốc độ cực lớn ở giai đoạn bay tích cực và được trang bị “hệ thống cơ động thông minh” để có thể đồng thời tránh né 35 tên lửa chống tên lửa. Vấn đề RS-26 thậm chí đã được Quốc hội Mỹ coi là “mối đe dọa chưa từng có đối với an ninh quốc gia Mỹ trong 30 năm gần đây”. Bởi lẽ, tên lửa này có khả năng biến hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ thành đống sắt vụn đắt tiền.

Giai đoạn khởi tốc của tên lửa diễn ra trong chưa đầy 5 phút. Các phương tiện theo dõi mặt đất của NATO ở châu Âu sẽ không kịp ghi nhận việc phóng tên lửa. Với khoảng cách đến mục tiêu chẳng còn xa, thì hầu như không có cơ hội phản ứng. Khả năng cơ động của Rubezh sẽ bảo đảm an toàn cho nó trước đòn đánh trả. Ngoài ra, RS-26 sẽ được lắp các đầu đạn cải tiến, có tính năng cơ động cao hơn.

Bổ sung thêm vào nỗi lo sợ của các hệ thống phòng không NATO, trên suốt đường bay, tên lửa sẽ liên tục thay đổi độ cao và hướng bay. Trong giai đoạn hạ độ cao quỹ đạo bay với khoảng cách mục tiêu chỉ còn vài trăm km, các đầu đạn đột ngột bổ nhào và tiếp tục tiếp cận mục tiêu như tên lửa hành trình.

Các đầu đạn hạt nhân dẫn độc lập sẽ tiếp tục cơ động với nhịp độ đến mức trở nên tàng hình đối với radar. Tất cả những điều đó sẽ giúp Rubezh trở nên bất bại trước các hệ thống phòng thủ tên lửa.

T.N