Moscow triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 vào cuối tháng trước sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga bị cáo buộc vi phạm không phận quốc gia thành viên NATO này, trang Washington Free Baecon dẫn nghiên cứu.
Hệ thống này được cho là đặt tại khu vực duyên hải tại căn cứ Bassel al-Assad tại tỉnh duyên hải Latakia, là căn cứ của quân đội Nga tại Syria.
Theo Viện nghiên cứu chiến tranh, hệ thống tên lửa S-400 Nga có tầm bắn lên tới 240 dặm (khoảng 600 km), có khả năng phát hiện và tấn công các mục tiệu tại nhiều căn cứ không quân trong khu vực. Viện nghiên cứu lưu ý rằng 2 trong số các căn cứ có sự hiện diện của Mỹ gồm căn cứ không quân Incirlik tại Thổ Nhĩ Kỳ và căn cứ không quân Al-Shaheed Muwaffaq Salti Airbase tại Jordan.
“Hệ thống S-400 có khả năng khống chế hầu hết không phận Syria, nam Thổ Nhĩ Kỳ, bắc Jorrdan và hầu như toàn bộ Irael, cũng như Lebanon và đảo Cyprus. Với tầm bắn 250 dặm, S-400 có thể bắt bám và tấn công các máy bay đóng tại nhiều căn cứ không quân của Mỹ và liên quân trong khu vực”, Viện này cho biết.
Giới chức quân sự Mỹ ngày càng lo lắng về mối đe dọa tiềm tàng của tên lửa Nga đối với các phi công Mỹ đang thực hiện chiến dịch không kích IS tại Syria và Iraq. Đại úy hải quân Jeff Davis, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói rằng động thái Moscow triển khai S-400 hồi đầu tháng này “không được xem là mang tính xây dựng trong cuộc chiến chống IS”.
“Việc lắp tên lửa không đối không cho các chiến đấu cơ hoặc triển khai các tên lửa phòng không là những việc rõ ràng không phải để chống IS, trong khi IS không hề có máy bay nào”, ông Davis nói. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc không bình luận gì về phân tích mới của Viện nghiên cứu chiến tranh.
Nga tiếp tục bị phương Tây chỉ trích về các cuộc không kích tại Syria, nói rằng chủ yếu tấn công các nhóm phiến quân, bao gồm một số được Mỹ hậu thuẫn, nhằm hỗ trợ tổng thống Syria Bashar al-Assad. Mỹ và NATO cáo buộc Nga hiếm khi tấn công các vị trí của IS tại Syria.
“Các chiến đấu cơ Nga tập trung không kích các nhóm phiến quân đối lập ở nam Aleppo từ ngày 18 đến 21/12, yểm trợ cho lực lượng chính phủ Syria đánh chiếm các thị trấn Khan Touman và nhiều làng mạc xung quanh vào ngày 20/12. Các cuộc không kích sau đó của Nga tấn công lực lượng phiến quân dọc theo tuyến cao tốc chiến lược M5 nối với thành phố Aleppo nhằm chuẩn bị cho các cuộc phản công tương lai”, báo cáo của Viện cho biết.
Trong một động thái khác, hợp đồng 3 tỷ USD giữa Moscow và Bắc Kinh về cung cấp hệ thống phòng không S-400 Triumph, cũng như tuyên bố của Ấn Độ nêu lên mối quan tâm của New Delhi về thỏa thuận tương tự đang khiến Washington hoang mang.
Như nhận định của nhà báo Marco Meyer từ tờ Contra Magazin, các chính trị gia Mỹ đang run rấy khi nhận ra rằng trong trường hợp khẩn cấp chính Không lực Hoa Kỳ sẽ phải gánh chịu tổn thất khổng lồ.
Lại thêm thực tế chẳng đáng mừng đối với các quan chức Washington là phiên bản trước - hệ thống phòng không S-300 - hiện nay đang có sẵn ở Ai Cập, Ấn Độ, Venezuela và Triều Tiên. Tác giả bài báo nhấn mạnh rằng hiện tại chỉ Nga và Trung Quốc có S-400.
Bắc Kinh nhận được hệ thống này trong khuôn khổ hiệp định về hợp tác quân sự. "Tuy nhiên Moscow có thể dành ngoại lệ cho các đồng minh và đối tác thân thiết", nhà báo Meyer phân tích. Đặc biệt là trong bối cảnh sự thù địch ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ và NATO.
Như vậy, trong trường hợp hình thành hệ thống phòng không của lục địa châu Á, Hoa Kỳ sẽ không còn cơ hội nào để giáng đòn tấn công từ các chiến đấu cơ thông thường và máy bay không người lái. Cả tên lửa cũng mất tính thời sự. Iran và Ấn Độ sau khi mua S-400 có thể kiểm soát phần lớn bầu trời phía trên Pakistan và Afghanistan. Nói tóm lại, S-400 là "nỗi kinh hoàng đối với Lầu Năm Góc", tác giả kết luận.
Theo QPAN
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu