Nga triển khai loại pháo khủng có thể bắn đạn hạt nhân tới sát biên giới Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trang web quân sự "Defense Blog" ngày 8/2 đưa tin, Nga tiếp tục điều lực lượng đến biên giới Ukraine, thậm chí cả pháo tự hành 203mm có khả năng bắn đạn hạt nhân chiến thuật ra biên giới với Ukraine.
Theo truyền thông phương Tây, Nga đã triển khai loại pháo tự hành 2S7 Pion có thể bắn đạn hạt nhân tới biên giới đối diện Khackov (Ảnh: Chinatimes).
Theo truyền thông phương Tây, Nga đã triển khai loại pháo tự hành 2S7 Pion có thể bắn đạn hạt nhân tới biên giới đối diện Khackov (Ảnh: Chinatimes).

Defense Blog trích đoạn video do một người dùng Twitter đăng tải chỉ ra rằng quân đội Nga đã triển khai pháo tự hành 2S7 "Pion" ở Vesela Lopan, tỉnh Belgorod, chỉ cách biên giới Ukraine 17 km. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng quân đội Nga đã triển khai phiên bản nâng cấp 2S7M hiện đại nhất.

Pháo tự hành 2S7 còn được gọi là "Pháo nguyên tử của Liên Xô". Nó có thể mang tới 4 quả đạn hạt nhân cỡ 203mm, có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trong khoảng cách 37,5km. Bản tin chỉ ra rằng pháo 2S7 được thiết kế để chế áp và tiêu diệt vũ khí hạt nhân, pháo, súng cối, trang thiết bị, sở chỉ huy và lực lượng của đối phương, thậm chí cả lực lượng ở hậu phương địch cũng có thể bị phá hủy.

Bài báo cho biết thêm, loại pháo tự hành này, được phát triển và đưa vào sử dụng vào năm 1975, chủ yếu được sử dụng để trấn áp hậu phương của kẻ thù và phá hủy các thành trì và cơ sở hạt nhân quan trọng trong phạm vi 50 km.

Pháo tự hành 2S7 Pion 203mm có thể bắn đạn hạt nhân với tầm bắn 47km (Ảnh: Defence),

Pháo tự hành 2S7 Pion 203mm có thể bắn đạn hạt nhân với tầm bắn 47km (Ảnh: Defence),

Do Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/2 cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có khả năng nổ ra nếu Ukraine gia nhập NATO, và sau đó trong cuộc đối thoại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông cũng cáo buộc phương Tây "hoàn toàn phớt lờ những lo ngại của chúng tôi"; nên việc hiện nay Nga đã triển khai pháo 2S7 ở biên giới, không tránh khỏi khiến người ta lo ngại nếu chiến tranh sắp xảy ra, xung đột gia tăng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân lên rất nhiều. Hơn nữa, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã cảnh báo rằng một cuộc xung đột giữa Mỹ và Nga sẽ biến thành một cuộc chiến tranh thế giới.

Các nhân chứng đã nhìn thấy tại Vesela Lopan, một thị trấn của Nga chỉ cách biên giới Ukraine 16 km. Quân đội Nga đã triển khai pháo tự hành 2S7 (2S7 Pion/ 2S7 Malka) có thể phóng đạn hạt nhân tầm bắn trực tiếp bao trùm Kharkov, thành phố lớn thứ hai Ukraine với dân số 1,3 triệu người, làm dấy lên lo ngại rằng mối quan hệ căng thẳng giữa Ukraine và Nga có thể dẫn đến một cuộc xung đột hạt nhân.

Ảnh vệ tinh cho thấy Quân đội Nga được triển khai cách biên giới Ukraine 16km (Ảnh: MAXAR).

Ảnh vệ tinh cho thấy Quân đội Nga được triển khai cách biên giới Ukraine 16km (Ảnh: MAXAR).

Pháo tự hành 2S7 là một trong những loại pháo tự hành mạnh nhất thế giới, nó có thể mang cùng lúc 4 quả đạn hạt nhân 203 mm, tầm bắn tối đa 47 km. Do đó, pháo tự hành được triển khai ở Vesela Lopan có khả năng trực tiếp hủy diệt Kharkov, thành phố lớn thứ hai Ukraine với dân số 1,3 triệu người. Đồng thời, cách nơi xuất hiện pháo tự hành 2S7 hàng trăm dặm, hàng chục nghìn quân Nga cũng đang có mặt tại Belarus, tham gia cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, các quan chức tình báo Nga đã đổ lỗi cho Ukraine và phương Tây gây ra tình hình căng thẳng. Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại của Nga, Sergey Naryshkin, gần đây cáo buộc Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc chiến do phương Tây hậu thuẫn chống lại Nga, đồng thời tuyên bố cuộc chiến này sẽ đe dọa "sự tồn tại của con người".

Nga gần đây cũng đang giảm bớt các hành động phủ đầu của họ trong căng thẳng Ukraine-Nga. Truyền hình nhà nước Nga gần đây thường xuyên đưa tin, mô tả các hoạt động quân sự của Ukraine ở khu vực Donbass là một "cuộc tấn công", trong khi Cơ quan phản gián của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ hàng chục thanh niên, cáo buộc họ đứng sau các vụ khủng bố Ukraine nhằm vào các trường học ở Nga.

Pháo tự hành 2S7 Malka đã được nâng cấp trang bị trong đơn vị pháo binh Nga (Ảnh: Sputnik).

Pháo tự hành 2S7 Malka đã được nâng cấp trang bị trong đơn vị pháo binh Nga (Ảnh: Sputnik).

2S7 "Hoa mẫu đơn" (Pion; còn gọi là Project 216) là loại pháo tự hành lớn nhất trong Lục quân Liên Xô trước đây và được sản xuất hàng loạt từ năm 1975. Tổng cộng có khoảng 1.000 khẩu 2S7 đã được sản xuất tại Nhà máy Kirov ở St. Peterburg. Sau khi loại pháo này được đưa vào sử dụng với số lượng lớn, hỏa lực pháo binh tầm xa của Lục quân Liên Xô đã được cải thiện rõ rệt và có khả năng bắn đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu quan trọng phía sau mặt trận của NATO.

Pháo tự hành 2S7 dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-64. Phần phía trước là một buồng lái kín, nơi ngồi của chỉ huy, lái xe và 2 pháo thủ. Người chỉ huy và người lái ngồi cạnh nhau, với một kính chắn gió có thể kéo các tấm thép bảo vệ xuống ở phía trước mặt. Có một khoang tổ lái thứ hai ở phần trung tâm của thùng xe phía sau khoang động lực, có thể chứa 3 pháo thủ, do đó một khẩu pháo có tổng cộng 7 thành viên.

Pháo tự hành 2S7 bị phát hiện ở gần biên giới Ukraine (Ảnh: Defence).

Pháo tự hành 2S7 bị phát hiện ở gần biên giới Ukraine (Ảnh: Defence).

Pháo được sử dụng là lựu pháo 203mm 2A44 59 không có hãm đầu nòng và thiết bị trích khí trên thân súng. Nó sử dụng khối khóa nòng xoắn, hệ thống lấy đạn và dùng loại đạn riêng biệt đầu đạn với thuốc phóng. Tuổi thọ của nòng pháo là bắn 450 phát, vận tốc đầu nòng cực đại là 960m/s. Độ ngóc của nòng pháo nằm trong khoảng từ 0 độ đến dương 60 độ, hướng bắn bên trái và bên phải là 15 độ, được dẫn động bằng hệ thống điện và thủy lực.

Khi bắn loại đạn pháo nổ cao ZOF-43 (mỗi viên nặng 110 kg), tầm bắn tối đa là 37,5 km, tốc độ bắn tối đa từ 2 đến 4 phát/phút. Trên xe có sẵn 4 viên đạn kèm thuốc phóng, số đạn còn lại được xe chở đạn mang theo. Khi bắn đạn nổ cao có hỗ trợ tên lửa (mỗi viên nặng 102 kg), tầm bắn tối đa là 47 km, vượt xa tầm bắn 30 km của pháo tự hành M110A2 của Mỹ. Các loại đạn hóa học, đạn đặc chủng, và đạn hạt nhân chiến thuật cũng có sẵn và có thể bắn được.

Do có khả năng bắn đạn hạt nhân chiến thuật, 2S7 hầu như được biên chế trong các đơn vị pháo hạng nặng của các Phương diện quân, mỗi trung đoàn có 24 khẩu (3 đại đội), và mỗi đại đội được trang bị 8 khẩu 2S7.

Hình ảnh các cỗ pháo tự hành 2S7 được phát hiện thấy ở Vesela Lopan, Belgorod, chỉ cách biên giới Ukraine 17 km (Nguồn: Defence).

2S7M là phiên bản cải tiến của 2S7. Nó được trang bị thiết bị liên lạc mới và có thể nạp nhiều đạn hơn. Tốc độ bắn cũng đã được cải thiện. Độ tin cậy tổng thể của hệ thống cũng tốt hơn. Nó vẫn đang được sử dụng trong các quốc gia CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập), nhưng tình trạng cụ thể không được rõ.

Ngoài phiên bản pháo tự hành, khi bắt đầu sản xuất hàng loạt vào cuối những năm 1970, Liên Xô đã lên kế hoạch cải tiến pháo 2A44 thành pháo hải quân, dự án có tên mã "Pion-M", dự kiến ​​trang bị cho các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường hiện đại. Pháo hải quân Pion-M nặng 65-70 tấn không chứa đạn, có thể mang theo cơ số đạn 75 viên, tốc độ bắn 1,5 phát/phút. Tuy nhiên, Hải quân Liên Xô không có sự thống nhất về quan điểm sử dụng pháo hải quân cỡ nòng lớn nên kế hoạch chưa bước vào giai đoạn phát triển kỹ thuật.

Liên Xô bắt đầu sản xuất hàng loạt 2S7 tại nhà máy Kirov vào năm 1975, và pháo nòng dài 2A44 được sản xuất hàng loạt ở nhà máy Barricade ở Volgograd. Dây chuyền sản xuất được duy trì cho đến cuối năm 1990 khi Liên Xô giải thể. Nga cho biết hơn 500 cỗ pháo 2S7 đã được sản xuất hàng loạt, trong khi các nước phương Tây ước tính tổng sản lượng ít nhất là 1.000 cỗ.