Ở Crimea vai trò quan trọng nhất thuộc về lực lượng hải quân. Sự trở lại của bán đảo vào thành phần Liên bang Nga trong năm 2014 đã cho phép củng cố căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Trong thành phần lực lượng hải quân trên bán đảo Crimea không có những đổi quy mô lớn. Trong hai năm qua, Hạm đội Biển Đen đã nhận được hai khinh hạm tên lửa Serpukhov và Zeleny Dol cũng như hai tàu ngầm động cơ diesel-điện Novorossiysk và Rostov-on-Don. Hai tàu ngầm khác dành cho Hạm đội Biển Đen đang chạy thử nghiệm. Theo kế hoạch, 6 tàu ngầm lớp này được hải quân Nga đặt riêng cho Hạm đội Biển Đen.
Trong nhiều năm dài, Không quân Hạm đội Biển Đen đã là bộ phận duy nhất của lực lượng không quân Nga bố trí tại Crimea, bao gồm hai trung đoàn với các máy bay ném bom Su-24 và Su-24MR, máy bay tuần tra Be-12, máy bay vận tải AN-26 và các máy bay trực thăng Ka-27 và Mi-8. Tuy nhiên, sau khi Crimea về với Nga, trên bán đảo đã triển khai ba trung đoàn của lực lượng không quân.
Phòng không của Crimea được củng cố bằng hai trung đoàn pháo binh được biên chế các tổ hợp tên lửa hiện đại S-300PM: tại Sevastopol và ở miền trung của bán đảo. Trong biên chế vũ khí trang bị của hai trung đoàn có các tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S.
Một thành phần quan trọng của lực lượng phòng thủ bờ biển vẫn là lữ đoàn hải quân đánh bộ 810 thuộc Hạm đội Biển Đen, với một trung đoàn trang bị các tổ hợp tên lửa Osa-AKM. Ngoài ra, trên bán đảo Crimea bố trí các đơn vị kỹ thuật, phòng chống vũ khí hóa học và trung đoàn tác chiến điện tử.
Có chú ý đến vị trí địa lý của Crimea, ban lãnh đạo Nga lựa chọn hình thức các nhóm quân bố trí trên bán đảo. Theo các tướng lĩnh Mỹ, trên bán đảo Crime Nga đã tạo ra cái gọi là "vùng chống tiếp cận" (Anti-access Area Denial). Đây là một nhóm quân và các công trình phòng thủ mạnh mẽ, bao gồm cả các đơn vị bảo vệ bờ biển chống lại lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương. Nhóm quân này có khả năng kiềm chế lực lượng hải quân, không quân và bộ binh của đối phương ở khoảng cách xa.
Theo Sputnik