Nga “chơi” Mỹ bằng cách bán S-400 cho Trung Quốc

Việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga có thể làm giảm đáng kể hiệu suất của việc triển khai vũ khí chiến lược Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản hay Đài Loan.
Tổ hợp tên lửa S-400 của Nga
Tổ hợp tên lửa S-400 của Nga

Rõ ràng là mục đích mở rộng của Lầu Năm Góc trong việc triển khai vũ khí chiến lược ở bán đảo Triều Tiên phần nhiều hướng tới mục đích kiềm chế gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương,  hơn là để hăm dọa Bắc Triều Tiên.

Trung Quốc có thể đáp trả hành động này bằng việc mua S-400 của Nga, theo nhận xét của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Evseev. Và đây là khả năng khá  nghiêm túc.

 "Phạm vi triệt hạ mục tiêu của tên lửa Nga S-400 là 400 km. Còn radar phát hiện sớm của nó cho phép nhận biết mục tiêu ở khoảng cách đến 600 km. Tổ hợp S-400 có thể kết nối với hệ thống radar chiến đấu, như đã phô trương gần đây tại Syria. Khi Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng bố trí trên biên giới một trận địa radar chiến đấu, họ đã bó tay bất lực trước S-400. Vì vậy, nếu triển khai S-400 trên lãnh thổ Trung Quốc, thì thực sự sẽ mở rộng khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không”, ông Evseev nói.

S-400 được thiết kế dành để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện có cũng như  triển vọng. Tuy nhiên, Matxcơva có thể đề xuất với Bắc Kinh thứ gì đó còn tốt hơn nữa, ông Evseev cho biết.

"Đối với Trung Quốc, sẽ là tối ưu hơn khi bổ sung thêm cho hệ thống S-400 bằng cách mua cả Antei-2500. Khác với S-300 và S-400 có khả năng đánh chặn đầu đạn đang bay ở tốc độ 2 km/giây, Antey-2500 đủ sức chặn bắt đầu đạn đang có tốc độ bay 4 km/giây".

Nói chung, việc Mỹ bắt đầu bố trí vũ khí chiến lược Mỹ trên bán đảo Triều Tiên cũng là đặt các nước châu Á-Thái Bình Dương trước bờ vực phổ biến vũ khí hạt nhân, ông Vladimir Evseev đánh giá.

"Quá trình này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nếu Triều Tiên quả thực đã chế tạo được bom nhiệt hạch, thì trong trường hợp này có thể chờ đợi là quyết định tạo lập các loại vũ khí hạt nhân riêng của nước mình sẽ được thông qua ở Nhật Bản đầu tiên rồi sau đó là Hàn Quốc. Tiếp đến phải sẵn sàng với khả năng mở mang sức mạnh tên lửa của tất cả các quốc gia trong khu vực, kể cả Hàn Quốc. Như vậy tình hình sẽ ngày càng bùng phát trầm trọng thêm hoặc đến mức nguy cơ bùng nổ, trong đó có nguyên cớ  "giọt nước tràn ly" là  những cuộc tập trận lớn của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc.

Xu hướng đáng lo ngại như vậy buộc Nga cũng phải có biện pháp để nâng cao độ bảo đảm an ninh cho lãnh thổ của mình, mà trong trường hợp này cụ thể là địa bàn Viễn Đông.

T.H