(còn tiếp)
Nga “chọc tổ ong” Syria, nguy cơ đương đầu thánh chiến Hồi giáo
Vào năm 2013, bộ luật hình sự Nga đã được sửa đổi với điều khoản đưa ra lên đến 10 năm tù cho những hành vi “tham gia vào các đội quân bất hợp pháp trên lãnh thổ nước ngoài với mục đích đi ngược lại lợi ích của Liên bang Nga.” Chính quyền bắt đầu ngăn chặn những kẻ bị nghi ngờ là sẽ đi đến Syria tham gia thánh chiến. Năm ngoái, 100 người Nga được cho là đã bị chặn lại ở biên giới.
Lường trước được sự quay lại của các chiến binh thánh chiến từ Trung Đông, các nhà chức trách Nga đã bắt đầu theo dõi những kẻ tìm cách rời khỏi đất nước tìm đường Syria và kết án hình sự đối với họ. Số lượng những vụ như vậy tăng từ 650 vụ vào năm 2015 lên 1.000 vụ trong năm 2016. Ở Dagestan, 15.000 người, cả đàn ông và phụ nữ, cả những góa phụ của các chiến binh đã bị kiểm soát, họ bị theo dõi hàng ngày, bị chặn lại khi đang tham gia giao thông và thậm chí một số đối tượng nguy cơ cao còn không được lên các chuyến bay dân sự.
Tuy nhiên, số lượng công dân Nga rời khỏi đất nước để gia nhập IS vẫn tăng lên. Vào tháng 6/2013, giám đốc FSB Alexander Bortnikov đã nói về 200 công dân Liên bang Nga ở Syria hiện chiến đấu dưới cờ Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác. Tháng 9/2015, con số này đã lên tới 1.800. Tháng 3 năm nay, con số này là 3.417.
Trong cùng tháng, 18 kẻ tuyển quân của IS đều đến từ Trung Á đã bị bắt giữ ở Matxcơva. Thư ký hội đồng an ninh quốc gia Nikolai Patrushev đã phàn nàn rằng vào mùa hè năm ngoái, các nhà chức trách Nga đã không có biện pháp ngăn chặn dòng người tình nguyện gia nhập tổ chức khủng bô IS. Theo như một chuyên gia Nga, mạng lưới tuyển quân của IS đã phát triển thành “một bộ phận lâu dài và hiệu quả trong lòng cộng đồng Hồi giáo ở Nga”.
Các chuyên gia Nga ước tính rằng có ít nhất 5.000 công dân Nga chiến đấu trong hàng ngũ IS và 2.000 chiến binh đến từ khu vực bắc Kavkaz, không chỉ còn ở Tatarstan và Bashkortostan nữa. IS có vẻ như đang nhắm mục tiêu vào miền bắc và miền tây Siberia. Khoảng 200 người đã rời vùng Tyumen để chiến đấu cho IS và ít nhất một cư dân ở Tyumen đã bị bắt vì tham gia vào IS.
Tháng 4/2016 vừa qua, Viện trưởng Viện kiểm sát Nga Yuri Chaika tuyên bố có 1.538 vụ phạm tội liên quan đến khủng bố ở Nga trong năm 2015, tăng 36% so với năm 2014. FSB cho biết đã tiêu diệt 156 phần tử khủng bố vào năm 2015 và bắt giam 770 tên. Trong khi phần lớn các vụ tấn công đều diễn ra ở miền bắc Kavkaz thì vùng có tốc độ gia tăng mạnh nhất lại là những khu vực khác ở Nga.
“Nước Nga rõ ràng là chưa thể giải quyết tận gốc những vấn đề gây ra những vụ tấn công đẫm máu trong những cuộc thánh chiến”, Elena Milashima, một phóng viên điều tra hàng đầu đã viết như vậy trên một tờ báo phe đối lập của Nga, tờ Novoe vremya. Trong số các vấn đề đó, phóng viên điểm tên có nạn tham nhũng, tình trạng luật pháp không được thực thi hiệu quả, xã hội thiếu năng động, sự suy giảm mọi khía cạnh của đời sống, những điều này đã góp phần khiến xã hội ngày càng trở về thời kỳ cổ xưa, tạo mảnh đất màu mỡ cho những tư tưởng cuồng tín, cực đoan phát triển.
Milashima đã tập trung bình luận vào khu vực bắc Kavkaz, nơi những căn bệnh của nước Nga mà cô liệt kê đã gây hại tới nước Nga và bởi sự suy thoái kinh tế nặng nề cùng giá dầu giảm mạnh, những vấn đề xã hội không còn được che giấu bởi món quà dầu khí mà thượng đế ban tặng nữa.
Các nhân tố kinh tế như đói nghèo, thất nghiệp, xã hội thiếu năng động và bất bình đẳng không bao giờ là lời lý giải cho sự đấu tranh tôn giáo. Nhưng những nhân tố này chắc chắn đủ mạnh để cải thiện bối cảnh này vì chúng mang lại những động lực tiêu cực, chúng thúc đẩy một số lượng lớn người từ hiện thực u ám hướng đến những giải pháp đơn giản và tươi sáng mà các học thuyết tôn giáo cực đoan vẽ ra. Năm ngoái, số lượng người Nga sống dưới mức nghèo khổ đã tăng lên 19,2 triệu người vào năm 2015, tăng 20% so với năm trước. Ngân hàng thế giới ước tính sẽ có hơn 20 triệu người Nga sống dưới mức nghèo khổ trong năm 2017.
Ngoài việc các chiến binh thánh chiến là công dân Nga từ Syria trở về, khả năng cực đoan và hiếu chiến của người Hồi giáo ở Nga cũng tăng lên vì một số diễn biến phát triển khác. Đầu tiên là vị thế của Nhà thờ Chính thống giáo ở Nga như một trung tâm tôn giáo chính thức của nước này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố Nhà thờ là “nơi nương tựa của nền tảng đạo đức của đời sống cộng đồng và tập quán quốc gia” Nga. Lời tuyên bố này đã được nhiều cộng đồng Hồi giáo ở Nga diễn dịch như một nỗ lực nhằm khiến cải giáo người Nga theo đạo Hồi và chỉ có thể gây ra sự xa lánh và giận dữ, thậm chí tồi tệ hơn là cực đoan, đặc biệt trong những thanh niên trẻ Hồi giáo.
Ảnh hưởng như vậy sẽ phóng đại xu hướng cực đoan hóa khác từng ảnh hưởng đến cộng đồng Hồi giáo phương Tây. Hiện tượng này được biết tới dưới cái tên “vấn đề thế hệ thứ hai” và biểu hiện rõ ràng trong đặc tính nhân khẩu trong số những kẻ khủng bố Tây Âu, trong cộng đồng những người nhập cư Hồi giáo thế hệ thứ hai.
Con cái của hàng triệu lao động nhập cư từ Trung Á đang đến tuổi trưởng thành ở Nga. Ví dụ, ở một vài trường học ở St.Peterburg, 60% học sinh ở những cấp đầu tiên là con cái của những người nhập cư Trung Á. Họ phải đối mặt với nhiều vấn đề giống nhau, như bị xa lánh, kỹ năng nghề nghiệp kém và thất nghiệp. Nhưng họ cũng có thể phải chịu đựng sự kỳ thị chủng tộc và xâm phạm thể chất ở cấp độ cao hơn tại Nga so với các nước phương Tây.
Theo các chuyên gia Nga, những thanh niên này có xu hướng sống khép kín trong cộng đồng dân tộc thiểu số và không thực sự hiểu biết về văn hóa địa phương. Họ không có triển vọng nghề nghiệp khiến họ hứng thú vì họ nhận ra rằng rất khó để kiếm được một công việc tốt. Không giống như cha mẹ họ, những người nhập cư thế hệ thứ hai không còn là lao động chân tay nữa. Và những người này họ vẫn chưa thể tìm thấy bản thân ở những thành phố hậu công nghiệp. Kết quả là thế hệ trẻ của những người Hồi giáo nhập cư đã tìm thấy nơi ẩn náu ở đạo Hồi, nơi giúp họ vượt qua những hệ quả tâm lý về phân biệt chủng tộc và đồng thời che chắn họ khỏi những thách thức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
“Virus Syria” đã lan tới nước Nga. Chúng ta đang có một bệnh dịch”, Elena Milashina nói. Thời gian sẽ trả lời liệu viễn cảnh bi quan này có thành hiện thực hay không. Nhưng nếu Milishima đúng, đây sẽ không phải chỉ là vấn đề của nước Nga mà là của toàn nhân loại.