Theo một thống kê, hiện trên thế giới đang có hơn một triệu tên lửa phòng không vác vai MANPAD. Rất khó để xác định được có bao nhiều trong số này đã rơi vào tay của những kẻ khủng bố. Mới đây, loại vũ khí này đã được bày bán trên thị trường chợ đen ở Libya sau khi chính quyền của Tổng thống Muammar Gaddafi sụp đổ và sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khu vực này.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, từ năm 1970 đến 2006, hơn 40 máy bay dân sự đã bị tên lửa MANPAD bắn rơi, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng (bao gồm những nạn nhân dưới đất). Giờ đây khi loại vũ khí này được bán đi khắp nơi, rất có thể kẻ khủng bố sẽ dùng chúng tại một sân bay cách xa vùng có xung đột.
Để phòng ngừa tình huống này, các công ty Mỹ đã bắt đầu chế tạo các thiết bị điện tử có thể đặt lên máy bay dân sự khi cần. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi thiết bị quá cao đối với người bán và người mua, do đó chỉ có 12 chiếc được sản xuất và dự án bị coi là thất bại.
Một công ty Israel khác là Elbit Systems đã chế tạo Hệ thống Phòng vệ Hồng ngoại Đa phổ Dân sự (C-MUSIC), cho phép các hãng hàng không có thể mua về. Hệ thống này không nhất thiết phải được đặt trên máy bay liên tục mà chỉ khi có đe dọa an ninh.
Tại Nga, công ty KRET đã bắt tay chế tạo thiết bị phòng vệ tương tự có tên là President-S. Các kỹ sư tập trung vào việc giúp nó có thể chống lại nhiều mối đe dọa khác nhau.
“Khi cần, các hệ thống nhằm ngăn chặn tên lửa đang đến gần có thể được lắp đặt”, ông Vladimir Mikheyev, cố vấn kỹ thuật của hãng KRET. “Chúng bao gồm những thiết bị có thể thiết lập cùng nhau hoặc riêng rẽ. Chúng quét khu vực quanh máy bay để dò tìm các tín hiệu vô tuyến, tia laser, tia hồng ngoại và tia cực tím và nếu có, chúng sẽ làm nhiễu các tín hiệu này và buộc tên lửa đang đến gần bị chệch khỏi mục tiêu”.
Điều này có nghĩa là President-S có thể ngăn ngừa máy bay bị tên lửa MANPAD bắn trúng, mà còn cả các loại tên lửa không đối không hạng nặng, bởi những loại vũ khí này sử dụng nhiều hệ thống dẫn đường phức tạp. Chúng có thể ngăn chặn những thảm kịch hàng không, ví dụ như máy bay Tu-154 của Nga bị tên lửa Ukraine bắn rơi vào năm 2001, hay máy bay MH17 bị trúng tên lửa đất đối không Buk ở miền Đông Ukraine vào tháng 7/2014.
Nhiều cuộc thử nghiệm bằng cách cho tên lửa phòng không bắn vào một mô hình máy bay và một trực thăng thật được trang bị President-S đã được tiến hành. Kết quả là những tín hiệu gây nhiễu đã khiến các tên lửa bị đổi hướng và hoàn toàn không trúng đích. Theo ông Mikheyev, các máy bay dân sự giờ đây có thể bay qua những khu vực nguy hiểm khi có thiết bị này.
“Các thiết bị này có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài thân máy bay, trên bất kỳ loại phi cơ nào, cho dù là của Nga hay của nước ngoài”, ông Mikheyev nói.
Theo Infonet