Năng lượng số là xương sống của ngành năng lượng trong tương lai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chuyển đổi sang nền kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng phát thải carbon và hướng đến một tương lai phát triển bền vững là yêu tố tiên quyết để nhân loại tồn tại và phát triển.
Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - vừa diễn ra ngày 10/11.
Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - vừa diễn ra ngày 10/11.

Tại Hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2021 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, ông Bruce Li - Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power đã chia sẻ các giải pháp năng lượng số, hướng đến chủ trương giảm mức phát thải khí cacbon của Việt Nam cùng với xu hướng chung trên toàn thế giới.

Các chuyên gia tham dự Hội thảo đều thống nhất rằng biến đổi khí hậu cùng với những hệ quả đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khí thải carbon là nguyên nhân chính cho sự nóng dần lên của trái đất, gây ra các đợt hạn hán, bão lũ và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sự sống của hàng tỷ người trên trái đất. Do đó, các biện pháp giảm phát thải nhà kính mạnh mẽ là yếu tốt then chốt để ngăn chặn biển đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đã đặt ra mục tiêu trung hòa carbon trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow, Scotland (Anh). Chuyển đổi sang nền kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng phát thải carbon và hướng đến một tương lai phát triển bền vững là yêu tố tiên quyết để nhân loại tồn tại và phát triển.

Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Chìa khoá đạt được mục tiêu trung hoà carbon đó chính là xây dựng các hệ thống nguồn năng lượng dựa trên các nguồn năng lượng sạch và năng lượng mới.

Ông Bruce Li - Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power tham dự trực tuyến

Ông Bruce Li - Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power tham dự trực tuyến

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Bruce Li - Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power cho biết, lĩnh vực năng lượng số (Digital Power) chính là mảng xương sống trong tương lai của ngành năng lượng. Đó chính là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn. Ứng dụng những công nghệ trong lĩnh vực ICT, điện tử công suất tích hợp đưa vào tất cả các ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong cuộc sống, đơn cử như ngành năng lượng mặt trời, giao thông thông minh, xe điện và hạ tầng cho xe điện.

Điện tử công suất xuất hiện rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện đại.

Điện tử công suất chỉ thiết bị sử dụng để biến đổi, điều khiển dòng năng lượng điện thông qua các dụng cụ bán dẫn công suất.

Cũng theo đại diện của Huawei, Huawei tập trung đưa ra các sản phẩm giải pháp công nghệ đóng vai trò then chốt nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và đạt mục tiêu giảm thiểu carbon trên toàn cầu. Ngành ICT sẽ giúp các lĩnh vực khác cắt giảm lượng khí thải carbon gấp 10 lần so với mức phát thải của chính ngành ICT. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2030, công nghệ kỹ thuật số có thể sẽ giúp giảm 15% lượng khí thải carbon toàn cầu.

Chia sẻ tại phiên thảo luận của Hội thảo, ông Lê Nho Thông - Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam cho biết, Huawei luôn dành ưu tiên hàng đầu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, với ngân sách hàng năm lên tới 10-15% doanh thu của tập đoàn.

Ông Lê Nho Thông - Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam

Ông Lê Nho Thông - Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam

"Chúng tôi nghiên cứu, sáng tạo, đưa ra các giải pháp công nghệ tích hợp điện tử công suất và kỹ thuật số để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng cho một tương lai xanh hơn, tốt đẹp hơn. Huawei cam kết hợp tác với tất cả những đối tác có cùng tầm nhìn và hướng tới mục tiêu một thế giới trung hoà carbon” - ông Thông nói.

Đại diện Huawei Việt Nam cho biết thêm sẽ sát cánh cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, góp phần đem lại sự thịnh vượng, nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.