Năng lượng nguyên tử: Trung Quốc, Nga tăng cường hợp tác trong lĩnh vực “ưu tiên chiến lược”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trung Quốc và Nga đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và cam kết đóng vai trò lớn hơn trong việc chống biến đổi khí hậu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia buổi lễ khởi công trực tuyến (Ảnh: AP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia buổi lễ khởi công trực tuyến (Ảnh: AP)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia buổi lễ khởi công xây dựng 4 lò phản ứng mới tại 2 nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc. Các lò phản ứng này sẽ sử dụng công nghệ của Nga, và 2 nhà máy – Tianwan ở Gian gToo và Xudapu ở Liêu Ninh – là một phần trong thỏa thuận năng lượng nguyên tử trị giá 2,9 tỉ USD đã được ký kết vào năm 2018.

Khi hoàn thiện, 4 lò phản ứng mới dự kiến sẽ có công suất phát điện 37,6 tỉ kilowatt/giờ; theo kênh truyền hình trung ương CCTV. Lượng điện trên sẽ giúp giảm lượng khí thải phát ra khoảng 30,69 triệu tấn/năm bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Chủ tịch Tập nói trong buổi lễ rằng Bắc Kinh và Moscow đã nhất trí tăng cường quan hệ song phương. “Đối diện với dịch bệnh và những thay đổi chưa rõ trong một thế kỷ, Trung Quốc và Nga kiên định hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ, hiệu quả”, ông Tập nói.

Lãnh đạo Nga cũng hoan nghênh mối quan hệ giữa hai nước. “Có thể nói rằng quan hệ Nga-Trung đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử”, ông Putin nói.

Nga và Trung Quốc đang dần xích lại gần nhau, trong khi mối quan hệ giữa mỗi nước này với Mỹ tiếp tục suy giảm. Buổi lễ vừa qua diễn ra trong lúc mà Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang ở Iceland để đàm phán về biến đổi khí hậu, và sẽ có cuộc gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề cuộc họp cấp Bộ trưởng Hội đồng Bắc cực trong hôm 20/5 (giờ địa phương) để xác nhận về việ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 6 tới.

Yang Jin, chuyên gi về các vấn đề Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh và Moscow đang đưa ra phản ứng trước sức ép ngày càng tăng của phương Tây.

“Sẽ có thê nhiều sự hợp tác trong hàng loạt vấn đề rộng lớn, trong đó có cả vấn đề hạt nhân Iran, không gian, cải cách LHQ và biến đổi khí hậu” – ông Yang nói.

Trong buổi lễ, ông Tập nói rằng năng lượng luôn luôn là lĩnh vực quan trọng nhất và là lĩnh vực rộng lớn để hai quốc gia chung tay hợp tác, trong đó năng lượng nguyên tử là “ưu tiên chiến lược”.

Lãnh đạo Trung Quốc gọi 4 lò phản ứng mới là một thành tựu đáng chú ý và nhấn mạnh rằng chúng nên được xây dựng và vận hành theo cách tiêu chuẩn toàn cầu về độ an toàn hạt nhân. Ông Tập cũng kêu gọi tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cùng những nỗ lực mới nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

“Phản ứng trước biến đổi khí hậu là nhiệm vụ chung cho tất cả các nước” – ông Tập nói – “Trung Quốc và Nga nên thúc đẩy các dự án hợp tác carbon thấp và đóng vai trò xây dựng hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu”.

Ông Yang, chuyên gia về Nga, gọi thỏa thuận năng lượng nguyên tử giữa hai nước là “đoi bên cùng thắng”.

“Nga có công nghệ năng lượng nguyên tử tối tân nhất và họ đang tiếp tục phát triển công nghệ đó, nhận thêm được nguồn vốn” – ông Yang nói – “Trung Quốc có thể đảm bảo việc mở rộng nhà máy điện nguyên tử diễn ra suôn sẻ, trong lúc họ đang cố gắng cải thiện cơ sở năng lượng”.

Trung Quốc đang tăng tốc phát triển nguyên tử để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà máy điện than, đạt được các mục tiêu tham vọng về giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 và trở thành một quốc gia trung lập carbon vào năm 2060.

Tính đến tháng 4 năm nay, số lượng đơn vị điện nguyên tử đang hoạt động ở Trung Quốc đã đạt con số 49, đứng thứ 3 trên thế giới, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc gia.

Ngoài ra, hiện có 5 đơn vị điện nguyên tử mới đã được cấp phép xây dựng trong tháng 4 – 4 lò phản ứng khởi công trong hôm thứ Tư và một lò phản ứng cỡ nhỏ 125 megawatt ở tỉnh Hải Nam – với tổng công suất 4,9 gigawatt, chiếm 10% tổng công suất của Trung Quốc, theo Reuter.

Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc nâng cấp công nghệ nguyên tử thế hệ thứ ba, Hoa Long 2 (Hualong 2). Hiệp hội Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc kỳ vọng nước này sẽ lắp đặt hoặc xây dựng các nhà máy để nâng tổng công suất lên 200 gigawatt vào năm 2035.